Chào Luật sư X, tôi có một mảnh đất ở quận 7 và mảnh đất đó rất rộng và đẹp để xây dựng chùa. Vậy nếu muốn xây dựng thì tôi có cần xin phép cơ quan có thẩm quyền không? Mẫu đỡn xin phép xây dựng công trình tôn giáo hiện nay là gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, nhà nước luôn thực hiện vai trò quản lý của mình đối với các lĩnh vực trong cuộc sống trong đó có cả lĩnh vực xây dựng. Các công trình xây dựng muốn được thực hiện xây dựng đều phải tiến hành xin phép cơ quan có thẩm quyền và chỉ khi được sự cho phép thì các cá nhân, tổ chức này mới có quyền xây dựng các công trình này. Vậy muốn xây dựng công trình tôn giáo thì phải làm sao? Mẫu đơn xin phép xây dựng công trình tôn giáo mới 2022? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Đơn xin cấp phép xây dựng là gì?
Theo quy định của luật xây dựng 2014 thì công trình xây dựng được hiểu là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.
Giấy phép xây dựng được hiểu là một văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Các chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng thì mới có thể thực hiện xây dựng các công trình.
Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng là văn bản được cá nhân, tổ chức muốn được cấp phép xây dựng lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền với các nội dung bao gồm thông tin về chủ đầu tư, thông tin công trình, thông tin tổ chức/cá nhân lập, thẩm tra thiết kế xây dựng, nội dung đề nghị cấp phép.
Công trình tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
Công trình xây dựng tôn giáo gồm: Chùa, nhà thờ, thánh thất, điện thờ, thánh đường, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường, nhà nguyện, tu viện, tượng, đài, bia, tháp, các trường đào tạo riêng của tôn giáo và một số công trình phụ gắn liền với cơ sở tôn giáo.
Các cơ sở tín ngưỡng như: Đình, đền, miếu, nhà thờ Từ đường, nhà thờ họ… được gọi là cơ sở tín ngưỡng dân gian, không xem là cơ sở tôn giáo.
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Sử dụng mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500. Kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50. Kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan tôn giáo theo phân cấp.
Trình tự, thủ tục xin cấp phép xây dựng công trình tôn giáo
Để được cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo thì cần phải tiến hành các bước sau:
Bước 1: Phòng Nội vụ các huyện, thị xã tiếp nhận và xem xét cụ thể Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo với số lượng và thành phần như sau:
- Số lượng: 03 bộ;
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: các bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng và mặt cắt móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước thải, nước mưa. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì phải chụp hiện trạng công trình;
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (có công chứng);
+ Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của tổ chức giáo hội cấp trên.
Bước 2: Sau khi xem xét tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ, Phòng Nội vụ có ý kiến (đồng thuận hay không đồng thuận) bằng văn bản trình Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ xem xét; chủ đầu tư trực tiếp nhận lại và nộp cho Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ văn bản của Phòng Nội vụ và 03 bộ hồ sơ đính kèm;
Bước 3: Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ, trong thời gian không quá 10 ngày làm việc sẽ xem xét và có ý kiến trả lời chủ trương bằng văn bản cho Phòng Nội vụ và chủ đầu tư;
- Sau khi tiếp nhận Phòng Nội vụ sẽ lưu trữ một bộ hồ sơ, đồng thời giao trả 02 bộ hồ sơ còn lại cho chủ đầu tư, với thành phần mỗi bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;
- Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: các bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng và mặt cắt móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước thải, nước mưa. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có thì phải chụp hiện trạng công trình;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (có công chứng);
- Văn bản trả lời của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ.
Bước 4:
- Nếu được sự chấp thuận của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ, tùy theo quy định của UBND cấp huyện, chủ đầu tư nộp toàn bộ 02 bộ hồ sơ nêu trên tại bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả thuộc UBND các huyện, thị xã hoặc tại Phòng Công thương huyện (hoặc Phòng Quản lý đô thị Thị xã) để được xem xét cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
- Sau khi UBND cấp huyện ra văn bản cấp giấy phép xây dựng, đề nghị gửi các nơi nhận như sau: Chủ đầu tư; Sở Xây dựng; Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ; UBND cấp xã nơi xây dựng công trình để biết và lưu hồ sơ.
Mẫu đơn xin phép xây dựng công trình tôn giáo mới 2022
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin cấp phép xây dựng công trình tôn giáo
Người soạn thảo Đơn xin cấp phép xây dựng phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu đơn xin cấp phép chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu đơn xin cấp phép, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc giữa trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu đơn đề nghị, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là tên Đơn xin cấp phép xây dựng;
Phần kính gửi là phần quan trọng của đơn đề nghị cấp phép xây dựng: Đơn đề nghị cần có chủ thể gửi và chủ thể nhận, ở phần này ghi rõ tên của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng;
Có thể bạn quan tâm
- Thu nhập từ chứng khoán có phải đóng thuế không?
- Cách tính thuế khi bán cổ phiếu theo quy định hiện nay
- Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN 2022
- Các khoản thu nhập không chịu thuế TNDN theo quy định 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu đơn xin phép xây dựng công trình tôn giáo mới 2022 “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; công ty tạm ngưng kinh doanh; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 103 Luật xây dựng năm 2014, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi bạn đang cư trú.
Theo Khoản điểm e Khoản 2 Điều 102 Luật xây dựng năm 2014, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết và cấp giấy phép xây dựng.
Theo Điều 91 Luật xây dựng 2014, Đối với xây dựng công trình trong khu đô thị, điều kiện cấp giấy phép xây dựng cơ sở tôn giáo quy định như sau:
– Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
– Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
– Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
– Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các điều 95, 96 và 97 của Luật này.