Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Vũ Hoàng Yến, tôi là một người mẹ đơn thân vừa sinh cháu được gần một năm nay. Thời gian gần đây cháu nhà tôi có ốm sốt thất thường và có nhờ bà ngoại qua trông. Tuy nhiên tôi vẫn vô cùng lo lắng và mong có thể về nhà sớm nhất để trông cháu. Tôi được biết hiện tôi vẫn đang trong thời gian hưởng chế độ thai sản nên có thể về sớm mà vẫn được hưởng nguyên lương nhưng tôi không biết cần viết mẫu đơn này ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi viết mẫu đơn xin về sớm chế độ con nhỏ như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Mẫu đơn xin về sớm chế độ con nhỏ như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019
Người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được hưởng những chế độ gì?
Theo Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 thì hiện có chính sách bảo vệ đối với người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi như sau:
Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
…
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo đó, người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng các chế độ:
– Người sử dụng lao động không bố trí người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
– Được nghỉ 60 phút trong thời gian làm việc vẫn hưởng nguyên lương đối với lao động làm công việc bình thường.
– Được nghỉ 120 phút trong thời gian làm việc vẫn hưởng nguyên lương đối với lao động nữ làm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
Mẫu đơn xin về sớm chế độ con nhỏ như thế nào?
Mời bạn tham khảo mẫu đơn xin về sớm chế độ con nhỏ (hay đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản) dưới đây của Luật sư X:
Hướng dẫn viết mẫu
Cách viết mẫu đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản như sau:
– Tại (1) (8): Điền thông của cá nhân/ phòng ban có thẩm quyền phê duyệt;
VD: Ban giám đốc công ty ABC/ Ông: Nguyễn Văn A giám đốc công ty X;
– Tại (2) (3) (4) điền các thông tin cá nhân;
– Tại (5): Điền tên công ty/ đơn vị mình đang làm việc;
– Tại (6): Điền thông tin thời gian xin về sớm từ ngày bao nhiêu đến ngày bao nhiêu;
– Tại (9): Điền chức danh của người có thẩm quyền phê duyệt;
– Tại (10): Điền họ tên của người có thẩm quyền phê duyệt;
– Tại (11) (12): Điền nơi làm đơn và ngày làm đơn (VD: Hà Nội, ngày 22/4/2022);
– Tại (13): Điền họ tên người làm đơn;
Đơn cần trình bày rõ ràng sạch đẹp thể hiện sự chuyên nghiệp và sớm được cấp trên phê duyệt. Nếu công ty quy định mẫu đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản khác có thể sử dụng mẫu theo công ty quy định.
Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày để chăm sóc con bị ốm theo chế độ ốm đau?
Căn cứ vào Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
Bên cạnh đó, Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ ốm đau khi con bị ốm như sau:
– Người lao động hưởng chế độ ốm đau thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
– Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Còn nếu doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ thêm thì mình được hưởng theo chính sách của doanh nghiệp.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin về sớm chế độ con nhỏ như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về giải thể công ty bị đóng mã số thuế,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Chồng ngoại tình khi vợ nuôi con nhỏ xử lý như thế nào?
- Mẫu đơn xin nghỉ chế độ nuôi con nhỏ mới 2022
- Lao động mang thai nuôi con nhỏ có được nhận thêm tiền hỗ trợ Covid-19
Câu hỏi thường gặp
Ngoài chính sách trên thì người nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng chế độ ốm đau khi con bị ốm và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Tại điểm b khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản như sau:
“1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
…”
Như vậy, trường hợp bạn đồng ý làm việc thì công ty vẫn được quyền sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc vào ban đêm.
Tại điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:
“Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
…
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
...”
Theo đó, công ty không được phép xử lý kỷ luật đối với người lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.