Hiện nay, bởi mục tích học tập, làm việc,… có rất nhiều người đã di dời nơi cư trú để phù hợp cho công việc của mình. Đối với những trường hợp này, để thuận tiện cho việc quản lý dân cư ở từng địa phương, thành phố nơi ta di rời tới thì việc xác nhận đăng kí hộ khẩu thường trú là cực kì quan trọng và mật thiết. Khi thực hiện thủ tục này, cá nhân cần thực hiện việc khai báo theo mẫu đơn xin xác nhận có hộ khẩu thường trú. Giấy xác nhận thông tin cư trú có thể dùng thay sổ hộ khẩu khi tham gia các giao dịch, thủ tục hành chính. Vậy, mẫu đơn xin xác nhận hộ khẩu thường trú chính xác nhất được quy định như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Đơn xin xác nhận hộ khẩu thường trú dùng trong trường hợp nào?
Mỗi công dân Việt Nam đều sẽ có hộ khẩu thường trú ở Việt Nam. Để quản lý về nơi cư trú thường xuyên ổn định của cá nhân đó, Cơ quan Công an quản lý về hộ khẩu nhân khẩu cấp Sổ hộ khẩu cho hộ gia đình, trong đó xác nhận cá nhân đó là nhân khẩu của hộ gia đình đó. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp hộ gia đình không có sổ hộ khẩu do bị mất, bị hỏng, bị rách,… gây khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính và pháp lý có liên quan. Khi đó, mẫu đơn xác nhận hộ khẩu là mẫu đơn cá nhân có thể khai báo để được xác nhận thông tin về hộ khẩu, nhân khẩu của mình, có giá trị sử dụng thay cho sổ hộ khẩu trong trường hợp cần thiết mà chưa kịp làm lại sổ đỏ.
Như vậy, đơn xác nhận hộ khẩu được sử dụng trong những trường hợp sau:
- Xác nhận chính xác là công dân đã đăng ký thường trú tại địa điểm cụ thể nào, hoàn thành giấy tờ thủ tục cần thiết khi không có sổ hộ khẩu;
- Tiến hành thủ tục xin tạm trú, tạm vắng;
- Thủ tục thay đổi nhân khẩu đến địa chỉ mới theo quy định của Công an phường xã, quận huyện tiếp nhận hồ sơ.
Mẫu đơn xin xác nhận hộ khẩu thường trú mới hiện nay
Để thực hiện thủ tục xin xác nhận hộ khẩu thường trú, loại giấy tờ quan trọng nhất mà cá nhân đó cần chuẩn bị và khai báo chính xác đó là mẫu đơn xin xác nhận hộ khẩu thường trú. Theo đó, mẫu giấy xác nhận thông tin cư trú đang được sử dụng được ban hành theo Mẫu CT07 ban hành kèm Thông tư số 56/2021/TT-BCA. Bạn đọc có thể tham khảo và tải về miễn phí mẫu đơn dưới đây:
Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận hộ khẩu thường trú
Công dân khi viết đơn xin xác nhận hộ khẩu thường trú cần phải đảm bảo thông tin khai báo là chính xác, minh bạch và đúng sự thật. Vì vậy, công dân cần lưu ý điền thông tin ckhi điền Mẫu đơn xin xác nhận hộ khẩu thường trú, tránh việc sai hay sót thông tin sẽ có thể bị từ chối thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền. Do đó, một số lưu ý khi thực hiện mẫu đơn này như sau:
Mẫu Đơn xin xác nhận hộ khẩu gồm 02 phần chính:
– Phần xác nhận hộ khẩu do người có yêu cầu xác nhận hộ khẩu khai, gồm các thông tin về cá nhân, địa chỉ thường trú, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, nội dung hộ khẩu thường trú cần xác nhận.
– Phần xác nhận của cơ quan Công an, chữ ký và họ tên của Thủ trưởng cơ quan xác nhận.
Người dân khi điền vào mẫu này không cần điền vào nội dung ở phần xác nhận cơ quan Công an mà chỉ cần viết chi tiết, rõ ràng các thông tin ở phần đầu.
– Kính gửi: viết tên công an phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) nơi người làm đơn cần xin xác nhận hộ khẩu.
– Họ tên, giới tính: ghi đầy đủ họ tên và giới tính của người làm đơn.
– Sinh ngày…tại…: ghi theo giấy khai sinh.
– Mục CMND/CCCD: ghi rõ số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người làm đơn, ngày cấp và nơi cấp trùng với thông tin trên giấy tờ đó.
– Mục có hộ khẩu thường trú tại: ghi rõ địa chỉ nơi đăng ký thường trú của cá nhân có yêu cầu xác nhận hộ khẩu.
– Thời gian xác nhận: ghi chính xác thời gian chính xác có hộ khẩu thường trú tại địa chỉ trên.
– Mục đích xin xác nhận hộ khẩu: ghi chính xác mục đích xin giấy xác nhận hộ khẩu của người yêu cầu.
– Người làm đơn ghi địa chỉ, ngày, tháng, năm làm đơn, dán ảnh, ký và ghi rõ họ tên.
Sau đó nộp lên Công an phường (xã) để xin xác nhận.
Mặc dù không có quy định nào yêu cầu người làm Đơn xin xác nhận hộ khẩu phải tuân thủ quy định về văn phong, chữ viết… Tuy nhiên, cần lưu ý một số nội dung sau:
– Viết cùng một loại mực, không viết tắt, nội dung viết rõ ràng, mạch lạc;
– Không tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong mẫu Đơn xác nhận hộ khẩu. Nếu viết sai nên in lại mẫu mới để điền.
Xác nhận thông tin về cư trú được quy định như thế nào?
Bên cạnh việc khai báo chính xác và đầy đủ mẫu dơn xin xác nhận thông tin về cư trú, công dân cần phải nắm được một số vấn đè pháp lý liên quan đến mẫu đơn này để sử dụng mẫu đơn đúng mục đích, đúng hình thức và trong thời hạn nhất định đã được ấn định sẵn theo quy định của pháp luật. Vậy, xác nhận thông tin về cư trú được quy định như thế nào? Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin liên quan đến mẫu đơn này dưới đây nhé.
Hình thức yêu cầu: Công dân có thể chọn một trong 2 cách sau đây:
– Trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú.
Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
– Gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Nội dung xác nhận thông tin về cư trú: Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.
Thời hạn của Văn bản xác nhận thông tin cư trú:
– Văn bản xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú:
Điều 19. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú
1. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.
– Văn bản xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp khác.
– Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.
Lưu ý, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.
Mời bạn xem thêm:
- Trú quán là gì? Cách phân biệt Thường trú – Tạm trú – Lưu trú
- Lệ phí chuyển hộ khẩu thường trú là bao nhiêu?
- Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài năm 2023
Thông tin liên hệ:
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin xác nhận hộ khẩu thường trú “. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường găp
Theo Quyết định 5548, người dân có thể nộp hồ sơ xin giấy xác nhận cư trú trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Người dân có thể xin giấy xác nhận cư trú tại Công an xã theo hướng dẫn tại Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06.
Thời hạn của giấy xác nhận nơi cư trú được quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA như sau:
– Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú.
– Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú.
Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.