Công nhận sáng kiến là quá trình chấp nhận, công nhận và đánh giá giá trị của một ý tưởng, giải pháp hoặc đóng góp sáng tạo mới. Khi một ý tưởng sáng kiến được công nhận, nó được xem là có giá trị và có thể được triển khai để mang lại lợi ích cho tổ chức, công ty hoặc cộng đồng. Khi đó, chủ thể cần thực hiện việc yêu cầu công nhận sáng kiến là một đơn yêu cầu hoặc báo cáo đề xuất một ý tưởng sáng kiến cụ thể để được công nhận và hỗ trợ từ tổ chức hoặc cơ quan quản lý. Vậy mẫu đơn yêu cầu được thực hiện như thế nào? Say đây, LSX sẽ giúp quý đọc giả hiểu rõ các vấn đề pháp lý về công nhận sáng kiến cũng như hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến mới năm 2023.
Nguyên tắc thực hiện việc đánh giá và công nhận sáng kiến
Trước khi tìm hiểu nguyên tắc thực hiện việc đánh giá và công nhận sáng kiến theo luật định, hãy cùng LSX tìm hiểu thế nào là sáng kiến? Sáng kiến là ý tưởng hoặc đề xuất mới mẻ để giải quyết một vấn đề hoặc nâng cao hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó. Sáng kiến có thể xuất phát từ cá nhân, nhóm, tổ chức hoặc cộng đồng và có thể liên quan đến kinh doanh, công nghệ, giáo dục, xã hội, môi trường và nhiều lĩnh vực khác. Mục tiêu của sáng kiến là tạo ra giá trị và mang lại lợi ích cho cộng đồng hoặc tổ chức mà nó áp dụng.
Bên cạnh đó, theo quy định pháp luật tại khoản 1 Điều 1 Điều lệ Sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP thì sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp), được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó;
– Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực;
– Không thuộc đối tượng không được công nhận là sáng kiến:
+ Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội;
+ Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.
Còn về nguyên tắc thực hiện đánh giá và công nhận sáng kiến thì: Căn cứ theo Điều 3 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP quy định:
Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp), được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó;
– Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực;
– Không thuộc các trường hợp loại trừ sau:
+ Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội;
+ Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.
Để xác định sáng kiến có tính mới và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực thì căn cứ theo quy định tại Điều 4 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP như sau:
1. Một giải pháp được coi là có tính mới trong phạm vi một cơ sở nếu tính đến trước ngày nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, hoặc ngày bắt đầu áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu (tính theo ngày nào sớm hơn), trong phạm vi cơ sở đó, giải pháp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước;
b) Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
c) Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;
d) Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
2. Một giải pháp được coi là có khả năng mang lại lợi ích thiết thực nếu việc áp dụng giải pháp đó có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế (ví dụ nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả kỹ thuật), hoặc lợi ích xã hội (ví dụ nâng cao điều kiện an to
Theo đó để sáng kiến được công nhận phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên.
Đồng thời, theo Điều 4 Quy chế hoạt động của Hội đồng xét công nhận sáng kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1862/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét công nhận sáng kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Các phiên họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt. Tại các phiên họp, Hội đồng xem xét, đánh giá sáng kiến cấp cơ sở; xem xét, đánh giá hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng cấp Bộ hoặc cấp toàn quốc của sáng kiến bằng hình thức phiếu đánh giá. Kết luận của Hội đồng được thông qua khi có ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng.
3. Tại các phiên họp, khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể mời đại diện đơn vị chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến sáng kiến tham dự. Đại biểu được mời có quyền tham gia thảo luận nhưng không có quyền bỏ phiếu đánh giá.
Theo đó, Hội đồng xét công nhận sáng kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc theo nguyên tắc như sau:
– Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
– Các phiên họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt. Tại các phiên họp, Hội đồng xem xét, đánh giá sáng kiến cấp cơ sở; xem xét, đánh giá hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng cấp Bộ hoặc cấp toàn quốc của sáng kiến bằng hình thức phiếu đánh giá. Kết luận của Hội đồng được thông qua khi có ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng.
– Tại các phiên họp, khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể mời đại diện đơn vị chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến sáng kiến tham dự. Đại biểu được mời có quyền tham gia thảo luận nhưng không có quyền bỏ phiếu đánh giá.
Theo đó, tại Điều 9 Thông tư 21/2020/TT-BGDĐT quy định về Hội đồng sáng kiến như sau:
– Hội đồng sáng kiến cơ sở do thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân quyết định thành lập, có chức năng tư vấn cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành quyết định công nhận sáng kiến cấp cơ sở, làm căn cứ đánh giá công chức, viên chức và xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hằng năm.
– Hội đồng sáng kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng quyết định thành lập, có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng ban hành quyết định công nhận sáng kiến cấp cơ sở cho cá nhân các đơn vị không có tư cách pháp nhân thuộc Cơ quan Bộ; công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ để làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Bộ và cấp Nhà nước.
– Việc tổ chức, thành lập Hội đồng sáng kiến thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ.
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến mới 2023
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến mới 2023
Đảm bảo hoàn tất đầy đủ hồ sơ để được cơ quan thẩm quyền công nhận sáng kiến, chủ thể cần tiến hành chuẩn bị mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến để trình lên cơ quan chức trách xét duyệt. Dưới đây là mẫu văn bản yêu cầu công nhận sáng kiến được LSX cập nhật mới nhất, chuẩn xác theo luật định năm 2023. Mời quý đọc giả tham khảo và tải ngay mẫu đơn!
Hướng dẫn ghi đơn yêu cầu công nhận sáng kiến chi tiết
Việc ghi đơn yêu cầu công nhận sáng kiến chi tiết là cần thiết vì nó giúp đảm bảo rằng đơn yêu cầu được viết rõ ràng, đầy đủ và logic, giúp tránh những sai sót hoặc thông tin thiếu sót trong quá trình viết đơn. Đảm bảo sự nhất quán trong cách viết đơn yêu cầu công nhận sáng kiến giữa các đơn vị hoặc cá nhân khác nhau. Điều này giúp quy trình xét duyệt và đánh giá trở nên công bằng và khách quan hơn.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN có hướng dẫn về đơn yêu cầu công nhận sáng kiến như sau:
1. Quy định về nội dung Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến tại khoản 3 Điều 5 của Điều lệ Sáng kiến được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến;
b) Tác giả sáng kiến hoặc các đồng tác giả sáng kiến (nếu có) và tỷ lệ đóng góp của từng đồng tác giả;
c) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật thì trong đơn cần ghi rõ thông tin này;
d) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có):
– Tên sáng kiến: Phải thể hiện bản chất của giải pháp trong đơn;
– Lĩnh vực áp dụng: Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết;
– Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến: Mô tả ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp; nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở thì cần nêu rõ tình trạng của giải pháp đã biết, những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết. Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm… nếu cần thiết;
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào;
– Các thông tin cần được bảo mật (nếu có);
đ) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
e) Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);
g) Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử tại cơ sở theo các nội dung sau:
– So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở (cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc phục được đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó – nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó);
– Số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể.
Như vậy, hiện nay, việc điền đơn yêu cầu công nhận sáng kiến được thực hiện theo nội dung hướng dẫn nêu trên.
Theo đó, tác giả sáng kiến chịu trách nhiệm về tính trung thực của thông tin nêu trong đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.
Trình tự các bước công nhận sáng kiến
Trình tự các bước công nhận sáng kiến được hệ thống pháp luật thiết lập để đảm bảo rằng tất cả những người có ý tưởng sáng kiến đều có cơ hội công bằng để được công nhận và hỗ trợ. Quy trình này giúp ngăn chặn sự thiên vị hoặc ưu tiên không công bằng và đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có cơ hội tham gia và góp phần vào sự phát triển của tổ chức. Vậy trình tự các bước công nhận sáng kiến cụ thể như thế nào? Mời quý đọc giả xem ngay thông tin bên dưới!
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế xét, công nhận sáng kiến của Văn phòng Quốc hội ban hành kèm theo Quyết định 1109/QĐ-VPQH năm 2017, có quy định về trình tự, thủ tục xét, công nhận sáng kiến như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị xét, công nhận sáng kiến
– Cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này đến Thường trực Hội đồng cơ sở của đơn vị;
– Thời gian nhận hồ sơ, đợt 1 trước ngày 20/5; đợt 2 trước ngày 20/10 hằng năm.
Bước 2: Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thường trực Hội đồng cơ sở tham mưu với Chủ tịch Hội đồng cơ sở thông báo về việc tiếp nhận hoặc không tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Họp Hội đồng cơ sở xét, công nhận sáng kiến
– Thường trực Hội đồng cơ sở gửi hồ sơ và bản tổng hợp sáng kiến của các cá nhân đủ điều kiện đến các thành viên Hội đồng cơ sở nghiên cứu trước khi họp Hội đồng cơ sở ít nhất 03 ngày làm việc;
– Hội đồng họp cơ sở xem xét, đánh giá nội dung sáng kiến, quyết định công nhận hoặc không công nhận sáng kiến cơ sở theo quy định;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xét, công nhận sáng kiến, Thường trực Hội đồng cơ sở phải thông báo công khai tại đơn vị và gửi Trung tâm Tin học để công khai trên hệ thống mạng nội bộ của Văn phòng Quốc hội, thời gian công khai 03 ngày làm việc.
Bước 4: Quyết định công nhận sáng kiến
Sau khi kết thúc thời gian công khai, Thường trực Hội đồng cơ sở tổng hợp và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Hội đồng cơ sở ban hành quyết định công nhận (mẫu 07a) và gửi Trung tâm Tin học để công khai trên hệ thống mạng nội bộ của Văn phòng Quốc hội. Trường hợp không được công nhận thì Thường trực Hội đồng cơ sở thông báo cho cá nhân biết.
Bước 5: Báo cáo kết quả và đề nghị xét, công nhận sáng kiến
-Thường trực Hội đồng cơ sở báo cáo Hội đồng cấp Văn phòng Quốc hội kết quả xét, công nhận sáng kiến (gửi kèm bản sao hồ sơ xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở);
-Trường hợp cá nhân đề nghị công nhận sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội, Thường trực Hội đồng cơ sở gửi hồ sơ sáng kiến đủ điều kiện xem xét (bản chính) về Thường trực Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như thế nào?
- Thủ tục đăng ký hợp đồng li xăng thực hiện như thế nào
- Thực hiện đăng ký bản quyền kênh youtube năm 2023 như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến mới 2023“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Thủ tục đăng ký giấy phép quảng cáo mỹ phẩm cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP quy định tác giả sáng kiến có thể yêu cầu công nhận sáng kiến tại các cơ sở sau đây:
– Tại cơ sở là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến;
– Tại cơ sở được tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, với điều kiện chủ đầu tư tạo ra sáng kiến từ chối công nhận sáng kiến và không có thỏa thuận khác với tác giả sáng kiến;
– Tại cơ sở được tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, trong trường hợp tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
Về đối tượng được công nhận sáng kiến tại Điều 3 Điều lệ sáng kiến nêu trên có đề cập tới là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, bên cạnh đó tại Điều 3 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN có hướng dẫn như sau:
Giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được hiểu như sau:
(1) Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định, bao gồm:
+ Sản phẩm, dưới các dạng: vật thể (ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện); chất (ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm); vật liệu sinh học (ví dụ: chủng vi sinh, chế phẩm sinh học, gen, thực vật, động vật biến đổi gen); hoặc giống cây trồng, giống vật nuôi;
+ Quy trình (ví dụ: quy trình công nghệ; quy trình chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; quy trình chẩn đoán, chữa bệnh cho người, động vật và thực vật…).
(2) Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có:
+ Phương pháp tổ chức công việc (ví dụ: bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu);
+ Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc.
(3) Giải pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có:
+ Phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính (ví dụ: tiếp nhận, xử lý hồ sơ, đơn thư, tài liệu);
+ Phương pháp thẩm định, giám định, tư vấn, đánh giá;
+ Phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn luyện;
+ Phương pháp huấn luyện động vật; …
(4) Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn