Hiện nay, ngành vận tải đang phát triển nhanh chóng, sử dụng đa dạng các phương thức và nhiều loại phương tiện thương mại. Khi sử dụng phương tiện cho mục đích vận tải thương mại, cần phải đăng ký chính thức và thực hiện nghĩa vụ của nhà cung cấp. Một trong những giấy tờ không thể thiếu đó là giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ bằng ô tô. Hãy cùng LSX tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Điều kiện để kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
Theo quy định của pháp luật, kinh doanh vận tải đường bộ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải có giấy phép kinh doanh (giấy phép con). Để thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải, doanh nghiệp phải xin cấp giấy phép phụ từ Bộ Giao thông vận tải sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thương mại tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo khoản 30 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ.
Như vậy, vận tải đường bộ là hoạt động vận chuyển người, vận chuyển hàng hóa trên đường bộ bằng các phương tiện giao thông.
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô như sau:
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
+ Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
+ Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp, cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thì phải có giấy phép kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền. Vậy nên giấy chứng nhận là văn bản pháp lý chứng minh hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp đó.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định quy trình bảo đảm an toàn giao thông phải thể hiện rõ các nội dung sau:
– Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải:
+ Theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải.
+ Thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị).
+ Chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải.
+ Chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình.
+ Có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách).
+ Tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe.
+ Có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải.
– Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng:
Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe; chế độ báo cáo về an toàn giao thông.
Mẫu giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ bằng ô tô
Giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ bằng ô tô là văn bản do đơn vị kinh doanh vận tải gửi tới cơ quan có thẩm quyền nhằm đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khi đủ điều kiện theo pháp luật quy định, đây là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thực hiện đánh giá, xem xét, quyết định cấp giấy phép cho đơn vị kinh doanh vận tải.
Nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm có:
– Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp.
– Người đại diện theo pháp luật.
– Các hình thức kinh doanh.
– Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Dưới đây là Mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ bằng ô tô ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý, soạn thảo đơn từ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm
- Dừng xe ở bóng râm chờ đèn đỏ có bị phạt không năm 2023?
- Mức xử phạt nguội lỗi vượt đèn đỏ theo quy định pháp luật
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:
_ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.
Theo Điều 66 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:
(1) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:
Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;
Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;
Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.
(2) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:
Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;
Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;
Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.
(3) Chính phủ quy định cụ thể về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Như vậy, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm hình thức kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.