Mẫu giấy xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội của NLD

bởi Hoàng Yến
Mẫu giấy xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội của NLD.

Trong môi trường làm việc, bảo hiểm xã hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với người lao động. Nhà nước sẽ thực hiện việc hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động khi thuộc các chế độ được bảo trợ từ bảo hiểm xã hội. Vậy các chế độ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Đồng thời đảm bảo điều kiện người lao động được hưởng các chính sách bảo hiểm xã hội đúng theo luật định cần chuẩn bị mẫu giấy xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Mẫu giấy xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội của NLD được soạn thảo như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đến bảo hiểm xã hội. Mời quý đọc giả đón xem bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý

Quy định các chế độ bảo hiểm xã hội

Nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp nói chung và ổn định mức sống an sinh nói riêng của người lao động, Nhà nước ban hành các chính sách về bảo hiểm xã hội. Trước tiên hãy cùng Luật sư X tìm hiểu bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào trong luật định cùng với đó là các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm những chế độ nào?

Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

” Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Bảo hiểm xã hội bao gồm 02 loại:

+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc “là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.”

+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện “là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.”

Theo đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

+ Ốm đau;

+ Thai sản;

+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Hưu trí;

+ Tử tuất.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

+ Hưu trí;

+ Tử tuất.

Người lao động làm việc bao nhiêu tháng thì được tham gia BHXH

Trong môi trường lao động, những rủi ro là điều không tránh khỏi, người lao động là bên yếu thế và để bảo đảm về mặt sức khỏe và tinh thần. Nhà nước đã tổ chức loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động và người sử dụng lao động tham gia. Vậy người lao động làm việc bao nhiêu tháng thì được tham gia chính sách bảo hiểm xã hội. Luật sư X sẽ giải đáp ngay thông tin bên dưới:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Như vậy, đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tối thiểu từ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Mẫu giấy xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội của NLD

Dưới đây là mẫu giấy xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động, mời quý đọc giả tham khảo và tải xuống ngay bản mẫu miễn phí này!

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [20.27 KB]

Thủ tục xin cấp giấy xác nhận đang tham gia BHXH chi tiết nhất

Đối với người lao động, BHXH không chỉ là chính sách được Nhà nước bảo trợ mà còn là công cụ quản lý cho bộ máy chính quyền. Vì vậy thủ tục xin cấp giấy xác nhận đang tham gia BHXH là một trong những thủ tục quan trọng và cần thực hiện theo đừng quy trình. Sau đây, là quy định về thủ tục xin cấp giấy xác nhận đang tham gia BHXH chi tiết nhất:

– Đối với người lao động:

Mặc dù đây là phần không được quy định của BHXH nhưng đây là bước phải làm tại đơn vị để đơn vị làm căn cứ. Theo đó, người lao động làm Đề nghị cấp xác nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN gửi đơn vị để đơn vị làm căn cứ để làm công văn đề nghị cơ quan BHXH xác nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN. Đề nghị nêu rõ Họ tên, Ngày sinh, Mã số BHXH và mục đích đề nghị cấp xác nhận để làm gì.

– Đơn vị đề nghị cơ quan BHXH cấp xác nhận tham gia cho người lao động:

Thủ tục gồm: Văn bản đề nghị của đơn vị, trong đó nêu rõ:

+ Nội dung đề nghị cấp cho cá nhân nào: Họ tên, Ngày sinh, Mã số BHXH.

+ Mục đích: nêu rõ mục đích đề nghị cấp xác nhận để làm gì? (để mua nhà ở xã hội, để cấp chứng chỉ nghề dược, để cấp VISA, để nhập hộ khẩu,…)

Đơn vị nộp Văn bản đề nghị này tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả (Bộ phận một cửa) hoặc thông qua Bưu chính công ích giống như nộp hồ sơ giấy Báo giảm lao động và Xác nhận sổ.

– Trong thời hạn xử lý, Cơ quan BHXH sau khi xác nhận sẽ gửi Giấy xác nhận cho đơn vị tại 1 cửa hoặc Dịch vụ Bưu chính công ích (phù hợp với hình thức đã nộp hồ sơ).

Mẫu giấy xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội của NLD

Mẫu giấy xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội của NLD

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy xác nhận đang tham khảo bảo hiểm xã hội của NLD”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Sang tên sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội như thế nào?

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
– Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
– Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động
– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
– Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội.
– Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người khác.
– Được cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.
– Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.   

Nghỉ lễ có được tính ngày làm việc đóng BHXH không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
– Tết Âm lịch: 05 ngày;
– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
– Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ vào những dịp lễ, tết sẽ được hưởng nguyên lương. Do đó, vẫn sẽ được tính vào ngày công để đóng BHXH.

Mức xử phạt khi công ty không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm ra sao?


– Trường hợp công ty không thực hiện giao kết hợp đồng, giao kết không bằng văn bản, giao kết không đúng loại hợp đồng, không đầy đủ nội dung hợp đồng với người lao động thì vi phạm quy định Theo Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức xử phạt như sau:
+ Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động: phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động: phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động: Phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
+ Đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động: phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động: phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng;
Ngoài mức phạt trên, công ty buộc phải khắc phục hậu quả bằng các biện pháp sau:
+ Khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động;
+ Đối với hành vi giao kết không đúng loại hợp đồng lao động buộc người sử dụng lao động giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động;
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
– Trường hợp công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt  theo quy định tại Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể:
+ Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
+ Không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
+ Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:  Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
Ngoài ra, công ty còn phải đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm xã hội, nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm