Công nghệ là một phần quan trọng cho sự phát triển của nền văn minh con người, để có một phát minh công nghệ cần có kiến thức sâu rộng và tốn nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, nhiều người sáng tạo công nghệ không có khả năng triển khai công nghệ hay duy trì phát minh nên phải chuyển giao lại công nghệ. Vậy mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ mới nhất hiện nay ra sao? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Chuyển giao công nghệ là gì?
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, bí quyết, kiến thức kĩ thuật. Các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp luôn nằm trong thị trường. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ được coi là định hướng chiến lược trong phát triển khoa học và công nghệ nói chung, đồng thời góp phần hoàn thiện đồng bộ các yếu tố thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Phân loại chuyển giao công nghệ
Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ:
Là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ:
Là việc tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.
Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
- Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
- Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;
- Lĩnh vực sử dụng công nghệ;
- Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;
- Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
- Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
- Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.
Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ mới nhất
Hướng dẫn làm nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ
Tên công nghệ được chuyển giao.
Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm. Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:
Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
Máy móc, thiết bị đi kèm các đối tượng trên.
Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
Phương thức chuyển giao công nghệ. Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn một trong các phương thức sau
Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ kèm theo các phương thức khác.
Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
Quyền và nghĩa vụ của các bên.
Giá, phương thức thanh toán. Việc thanh toán được thực hiện bằng phương thức sau đây:
Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa trong đó bao gồm cả hình thức trả được tính theo từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra từ công nghệ chuyển giao;
Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Trường hợp góp vốn bằng công nghệ có sử dụng vốn nhà nước (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) phải thực hiện thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật.
Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh: Giá bán tịnh được xác định bằng tổng giá bán sản phẩm, dịch vụ mà trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ được chuyển giao (tính theo hóa đơn bán hàng) trừ đi các khoản sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có); chi phí mua bán các thành phẩm, bộ phận, chi tiết, linh kiện được nhập khẩu, mua ở trong nước; chi phí mua bao bì, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, chi phí quảng cáo.
Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần: Doanh thu thuần được xác định bằng doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao, trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại;
Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế của bên nhận: Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí hợp lý để sản xuất sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ chuyển giao đã bán trên thị trường. Các bên cũng có thể thỏa thuận thanh toán theo phần trăm lợi nhuận sau thuế;
- Phương thức thanh toán khác do các bên thỏa thuận.
Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
Nội dung khác do các bên thỏa thuận
Thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ là khi nào?
Thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ
- Thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật này có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.
Thông qua quy định trên, thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ sẽ do các bên thỏa thuận.
Mặt khác, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ dó các bên thỏa thuận.
- Trường hợp không có thỏa thuận thì thời điểm giao kết là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ phải đăng ký thì thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ mới nhất” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Chế độ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Bộ luật dân sự, đối tượng chuyển giao công nghệ gồm:
1) Các đối tượng sở hữu công nghiệp (gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá và quyền sở hữu các đối tượng khác do pháp luật quy định) có hoặc không kèm theo máy móc thiết bị mà pháp luật cho phép chuyển giao;
2) Bí quyết, kiến thức kĩ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kĩ thuật, quy trình công nghệ, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kĩ thuật, bản vẽ, sơ đồ kĩ thuật có kèm hoặc không kèm theo máy móc thiết bị;
3) Các dịch vụ kĩ thuật, đào tạo nhân viên kĩ thuật, cung cấp thông tin về công nghệ chuyển giao;
4) Các giải pháp hợp lí hoá sản xuất,
Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác là chủ Sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc có quyền định đoạt các đối tượng sở hữu công nghiệp, là chủ sở hữu bí quyết, kiến thức kĩ thuật có quyền chuyển giao công nghệ.
Việc quy định chuyển giao công nghệ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ, do đó có các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ sau đây:
Môi giới chuyển giao công nghệ.
Tư vấn chuyển giao công nghệ.
Đánh giá công nghệ.
Thẩm định giá công nghệ.
Giám định công nghệ.
Trừ trường hợp chuyển giao công nghệ với hình thức chuyển giao công nghệ độc lập hoặc góp vốn bằng công nghệ phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ khác được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư.
Theo Điều 22 Luật chuyển giao công nghệ 2017, việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng