Hiện nay ngành du lịch nước ta đang phát triển mạnh và là ngành kinh tế mũi nhọn đem lại nhiều lợi nhuận kinh tế cho đất nước. Theo đó, Nhà nước ban hành những quy định pháp luật về dịch vụ du lịch cũng như để đảm bảo quyền lợi giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng. Vậy hợp đồng dịch vụ du lịch được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu hợp đồng du lịch là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ du lịch theo quy định năm 2023 được lập như thế nào? Mời quý đọc giả đón xem ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng du lịch là gì?
Nhu cầu đi du lịch của người dân hiện nay ngày càng tăng cao. Các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan,… có thể lựa chọn đi du lịch theo hình thức tự túc hoặc đăng ký tour thông qua các doanh nghiệp kinh doanh dịch vũ lữ hành.
Trường hợp đăng ký tour du lịch hoặc sử dụng các dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành, các bên cần làm Hợp đồng du lịch để ghi nhận lại các thỏa thuận có liên quan đến việc tổ chức du lịch. Trong đó, căn cứ theo Điều 39 Luật Du lịch 2017 thì Hợp đồng du lịch phải được lập thành văn bản và có các nội dung sau:
– Số lượng, chất lượng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch;
– Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
– Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;
– Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng;
– Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.
Điều kiện để một công ty được hoạt động dịch vụ du lịch
Căn cứ vào Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
3. Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
4. Chính phủ quy định chi tiết về việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Mẫu hợp đồng dịch vụ du lịch theo quy định năm 2023
Mẫu hợp đồng dịch vụ du lịch theo quy định năm 2023
Hướng dẫn cách lập hợp đồng du lịch năm 2023
Để Hợp đồng du lịch đảm bảo đầy đủ thông tin và chuẩn pháp lý, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Phần thông tin của các bên: Ghi đầy đủ, chính xác thông tin của các bên ký kết hợp đồng.
– Phần đối tượng của hợp đồng: Hai bên cần thống nhất về nội dung công việc sẽ tiến hành, loại hình dịch vụ du lịch cung cấp, nội dung các hoạt động diễn (tại đâu, thời gian,…)
– Phần số lượng khách, giá dịch vụ và phương thức thanh toán: Cần ghi rõ những nội dung này để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng thuận lợi, đảm bảo quyền lợi của các bên.
– Phần thời gian thực hiện: Ghi rõ thời gian tiến hành hoạt động du lịch theo hợp đồng đó.
– Phần quyền và nghĩa vụ của các bên: Tùy vào thỏa thuận cụ thể của các bên và loại hình du lịch mà để tiến hành thống nhất các điều khoản cụ thể về quyền và nghĩa vụ để trong hợp đồng, đảm bảo căn cứ cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh.
– Phần điều khoản khác: Các bên có thể thỏa thuận thêm về các nội dung liên quan như bảo hiểm hành khách, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp,… nếu các bên có thỏa thuận.
Những lưu ý khi viết và kí kết hợp đồng dịch vụ du lịch
Những thông tin về cá nhân của các bên là bắt buộc, Việc ghi nhận đầy đủ và chính xác về thông in các bên trong hợp đồng dịch vụ du lịch là cơ sở để giải quyết các vế đề pháp lý phát sinh sau này.
Tìm hiểu kĩ thông tin, tính hợp pháp trước khi lựa chọn 1 đơn vị lữ hành để tổ chức chuyến đi cho mình, gia đình, công ty được đảm bảo an toàn, chất lượng, tránh lừa đảo
Ghi rõ thông tin các bên, địa chỉ và cách thức liên lạc
Thỏa thuận và quy định rõ số tiền dịch vụ, phương thức thanh toán, cách thức thanh toán cùng với các trường hợp bên sử dụng dịch vụ du lịch có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của chính mình
Quy định trách nhiệm rõ ràng giữa các bên
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn tố cáo vi phạm xây dựng hiện nay như thế nào?
- Mẫu đơn xin xây dựng bờ kè năm 2023
- Mẫu giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm năm 2023-Tải xuống
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu hợp đồng dịch vụ du lịch theo quy định năm 2023″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Mẫu hợp đồng ký gửi xe máy, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bản chất của hợp đồng du lịch là một hợp đồng giao dịch dân sự giữa các chủ thể, theo đó căn cứ tại quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 về hiệu lực của hợp đồng như sau:
“Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”
Theo đó hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tại Khoản 1 Điều 156: “Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra ngoài ý chí của con người khiến chúng ta không thể lường trước và khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết, khả năng cho phép”, Điều này mang tính khái quát cao và thiếu tính cụ thể, dễ tranh chấp. Điều khoản quy định về vấn đề miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng được quy định trong nội dung của Điều 39 về hợp đồng du lịch. Điều khoản về miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng là một điều kiện bắt buộc phải có trong hợp đồng. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ không phải chịu trách nhiệm về những tình huống bất khả kháng.
Nhưng trường hợp vì lý do thời tiết hay kỹ thuật nào đó mà máy bay bị trễ, không về được như lịch trình tour, có rất nhiều khách hàng phải trì hoãn lịch trình trong nhà ga sân bay chờ đợi, khi đó hãng máy bay có thể hỗ trợ thông tin dời lịch bay để khách hàng chủ động được thời gian và thu xếp chỗ nghỉ ngơi. Nhưng phần chi phí nghỉ ngơi trong thời gian đó,doanh nghiệp sẽ hỗ trợ một phần cho khách. Như vậy, sự việc bất khả kháng xảy ra ngoài dự định và không một ai mong muốn, nhưng không thể vì quy định của Luật mà các doanh nghiệp bỏ mặc khách hàng, không chịu trách nhiệm.
Tranh chấp trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc phát sinh mâu thuẫn trong quá trình thực hiện hoạt động du lịch (có hợp đồng hoặc không có hợp đồng) làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên. Vấn đề tranh chấp trong du lịch lữ hành không hiếm gặp trước tình hình thực tế ngành du lịch đang phát triển mạnh. Là ngành kinh tế chủ chốt như hiện nay, việc xảy ra tranh chấp trong lĩnh vực du lịch ngày càng nhiều. Những tranh chấp nổi bật trong thời gian qua là lừa đảo bán tour du lịch. Trước tình hình dịch bệnh làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, tại Hội nghị trực tuyến bàn các giải pháp khôi phục du lịch sau dịch Covid-19 giữa Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) với Hiệp hội Du lịch các địa phương trên cả nước diễn ra chiều ngày 6/5/2020, VITA đã thống nhất triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa trên phạm vi toàn quốc, từng bước chuẩn bị cho lữ hành quốc tế để phục hồi du lịch sau Covid-19. Lợi dụng hoạt động kích cầu du lịch nội địa, nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành đã mở bán nhiều tour ảo hoặc kém chất lượng cho khách hàng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Khi quyền lợi bị xâm phạm, mâu thuẫn sẽ xảy ra. Vấn đề đặt ra là khi mâu thuẫn, tranh chấp trong du lịch lữ hành xảy ra sẽ giải quyết như thế nào? Thông thường có 2 phương thức giải quyết: thương lượng và ra Tòa.
Một là thương lượng:Hầu hết các doanh nghiệp sẽ tự thỏa thuận với khách hàng (không có hợp đồng), trường hợp có hợp đồng, điều khoản này sẽ được ghi cụ thể nếu trong quá trình thực hiện có xảy ra tranh chấp thì hai bên sẽ giải quyết bằng phương thức tự thỏa thuận đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp khi giải quyết bằng phương thức thỏa thuận thì quyền lợi đôi bên không cân đối, không có lợi cho khách hàng, bên doanh nghiệp sẽ có rất nhiều lý do để đối phó và trốn tránh trách nhiệm, giành phần lợi ích về phía mình.
Hai là ra tòa: Thông thường sau khi đã thương lượng nhưng không thành, một trong hai bên sẽ đề nghị ra Tòa án để giải quyết. Vậy khi ra Tòa, vấn đề tranh chấp trong du lịch lữ hành được giải quyết theo luật nào? Thực tế, các Tòa hầu như đều áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực du lịch lữ hành, trong khi, về bản chất hoạt động du lịch lữ hành là hoạt động kinh doanh dịch vụ có lợi nhuận. Khi giải quyết, hầu hết các Tòa điều cho rằng những hợp đồng dịch vụ du lịch đó mang bản chất là hợp đồng dân sự (tức là những hợp đồng du lịch được ký kết giữa cá nhân khách du lịch) – người tiêu dùng dịch vụ du lịch với một bên doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lĩnh vực du lịch.