Chung cư đã trở thành xu hướng lựa chọn của các công dân sinh sống tại các đô thị lớn trong những năm gần đây. Khác với nhà ở thông thường, chung cư bao gồm nhiều hộ gia đình, cá nhân khác nhau cùng sinh sống tại một tòa nhà, do đó, vấn đề quản lý vận hành nhà chung cư luôn được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo an ninh trong quá trình sinh sống. Nhiều độc giả thắc mắc không biết Mẫu hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay là mẫu nào? Có được thuê riêng đơn vị khác thực hiện việc quản lý vận hành nhà chung cư không? Xác định giá trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hiểu thế nào là quản lý vận hành nhà chung cư?
Hoạt động quản lý vận hành chung cư được quy định là việc quản lý mọi hoạt động liên quan tới tòa nhà chung cư bắt đầu từ các công trình xây dựng cho tới các hệ thống kỹ thuật ảnh hưởng tới sinh hoạt đời sống của cư dân tại đó. Việc quản lý vận hành nhà chung cư này nhằm đảm bảo mọi hoạt động diễn ra một cách thuận lợi, chẳng hạn như những vấn đề liên quan đến điện nước, mạng internet, hệ thống thang máy, camera giám sát việc cá nhân ra vào tòa nhà để đảm bảo sự an toàn nhất định cho khu chung cư hay dịch vụ vệ sinh cần phải được đảm bảo là nhà vệ sinh phải đạt chuẩn và luôn luôn sạch sẽ… phải được cung cấp đầy đủ.
Tại khoản 1 Điều 105 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc quản lý vận hành nhà chung cư như sau:
- Nhà chung cư không có thang máy thì Hội nghị nhà chung cư có thể tự quyết định để chủ đầu tư tự quản lý vận hành hoặc thuê đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư.
- Đối với nhà chung cư có thang máy thì thì bắt buộc phải do đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành. Nếu chủ đầu tư không có đủ điều về chức năng, năng lực để quản lý vận hành nhà chung cư thì phải thuê đơn vị khác thực hiện.
Hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành chung cư được sử dụng làm gì?
Hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành chung cư là hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư/ ban quản trị và đơn vị phụ trách quản lý vận hành nhằm đảm bảo trách nhiệm của các bên khi hợp tác với nhau. Chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành bất động sản phải cam kết thực hiện đẩy đủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng trước sẽ phải bồi thường tổn thất cho bên còn lại.
Mẫu hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
Bạn có thể tham khảo và tải về mẫu hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư tại đây:
Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
1] Điền thông tin của Ban quản trị nhà chung cư, người đại diện Ban quản trị tòa nhà chung cư.
[2] Điền thông tin của Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư.
[3] Các bên thỏa thuận ghi đủ những nội dung để trống trong hợp đồng này.
[4] Điền tên, địa chỉ của nhà chung cư hoặc cụm nhà chung cư.
[5] Điền tên của đơn vị quản lý vận hành theo giấy tờ đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
[6] Nếu các bên có thỏa thuận cách hiểu “ngày, tháng” không phải năm dương lịch thì ghi rõ tại khoản này.
[7] Điền tên của nhà chung cư hoặc cụm nhà chung cư.
[8] Ghi rõ nhà chung cư thuộc loại công trình chỉ có mục đích để ở hoặc công trình hỗn hợp gồm để ở và kinh doanh dịch vụ.
[9] Ghi chính xác số tầng, số căn hộ Bên đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải quản lý.
[10] Các bên có thể bổ sung hoặc giảm bớt hoặc sửa đổi các nội dung nêu tại khoản 1 Điều 3 Hợp đồng.
[11] Ghi rõ công việc mà Bên B thực hiện theo thỏa thuận của hai bên.
[12] Diện tích m2 được xác định để tính giá là diện tích m2 sử dụng (tính theo diện tích thông thủy).
[13] Nếu nhà chung cư có mục đích để ở thì bỏ nội dung này (do nhà chung cư có mục đích để ở thì không được dùng cho mục đích làm văn phòng, dịch vụ, thương mại – theo khoản 4 Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD).
[14] Nếu có khu vực tầng hầm thuộc sở hữu riêng dùng làm nơi để xe ô tô thì nêu rõ diện tích tầng hầm. Nếu không có thì các bên bỏ nội dung này trong hợp đồng.
[15] Nội dung này có thể điều chỉnh theo thỏa thuận của các bên.
[16] Các chi phí trong giá dịch vụ nêu tại khoản này có thể được thay đổi, điều chỉnh, bổ sung theo thỏa thuận của các bên.
[17] Đối với nhà chung cư chỉ có mục đích để ở thì không có nội dung về phí dịch vụ đối với khu văn phòng, dịch vụ, thương mại.
[18] Các bên có thể thỏa thuận bổ sung thêm các quyền và nghĩa vụ của bên A cho phù hợp với yêu cầu công việc tại điểm đ khoản 1 và điểm g khoản 2 Điều này. Tuy nhiên nội dung thỏa thuận không được trái với quy định pháp luật liên quan.
[19] Các bên có thể thỏa thuận bổ sung thêm các quyền và nghĩa vụ của bên B tại điểm g khoản 1 và điểm l khoản 2 Điều này. Tuy nhiên nội dung thỏa thuận không được trái với quy định pháp luật liên quan.
[20] Các bên thỏa thuận và ghi rõ những dịch vụ mà bên B được quyền tạm ngừng cung cấp hoặc đề nghị tạm ngừng cung cấp trong trường hợp nêu tại điểm này.
[21] Ghi đủ những nội dung dưới đây theo thỏa thuận của các bên.
[22] Các bên thỏa thuận và ghi rõ thời hạn thực hiện hợp đồng.
[23] Các bên có thể thỏa thuận bổ sung thêm trường hợp bên A được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và ghi cụ thể vào điểm e khoản 2 Điều này.
[24] Các bên có thể thỏa thuận bổ sung thêm trường hợp bên B được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và ghi cụ thể vào điểm c khoản 3 Điều này.
[25] Các bên thỏa thuận việc bàn giao khi chấm dứt hợp đồng.
[26] Các bên có thể thỏa thuận bổ sung khoản này.
[27] Các bên có thể thỏa thuận bổ sung trách nhiệm của các bên sau khi chấm dứt hợp đồng.
[28] Ghi rõ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Có được thuê riêng đơn vị khác thực hiện việc quản lý vận hành nhà chung cư không?
Theo khoản 2 Điều 10 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư Ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về việc quản lý vận hành nhà chung cư,
“Điều 10. Quản lý vận hành nhà chung cư
- Trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 105 của Luật Nhà ở thì tất cả các công việc quy định tại Khoản 1 Điều này phải do đơn vị quản lý vận hành thực hiện; chủ sở hữu, người sử dụng không được thuê riêng các dịch vụ khác nhau để thực hiện quản lý vận hành. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có thể ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ để thực hiện các công việc quản lý vận hành nhà chung cư nhưng phải chịu trách nhiệm về việc quản lý vận hành theo nội dung hợp đồng dịch vụ đã ký kết với Ban quản trị nhà chung cư.”
Như vậy, đối với nhà chung cư có thang máy thì tất cả các công việc quản lý vận hành nhà chung cư phải do đơn vị quản lý vận hành thực hiện. Chủ sở hữu, người sử dụng không được thuê riêng các dịch vụ khác nhau để thực hiện quản lý vận hành.
Còn đối với nhà chung cư không có thang may thì pháp luật không có quy định hạn chế chủ sở hữu thuê riêng đơn vị khác để thực hiện các công việc quản lý vận hành nhà chung cư.
Xác định giá trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư như thế nào?
Theo quy định tại Điều 106 Luật Nhà ở 2014, Điều 30 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD, giá dịch vụ quản lý vận nhà chung cư được xác định như sau:
- Việc xác định giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư phải công khai, minh bạch và căn cứ vào nội dung các công việc cần quản lý vận hành, dịch vụ sử dụng đối với từng loại nhà chung cư.
- Trường hợp nhà chung cư đã được bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa tổ chức được hội nghị nhà chung cư lần đầu thì giá dịch vụ quản lý vận hành do chủ đầu tư quyết định và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ; sau khi tổ chức được hội nghị nhà chung cư thì giá dịch vụ do hội nghị nhà chung cư quyết định trên cơ sở thống nhất với đơn vị quản lý vận hành.
- Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư không bao gồm kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, chi phí trông giữ xe, chi phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình, thông tin liên lạc và các chi phí dịch vụ khác phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.
- Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được xác định bằng tiền Việt Nam đồng và tính trên mỗi mét vuông (m2) diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư (xác định theo diện tích thông thủy).
- Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như sau:
- Trường hợp chưa tổ chức được Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở.
- Trường hợp đã tổ chức được Hội nghị nhà chung cư thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyết định.
- Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định chỗ để xe chung cư, phần diện tích bãi đỗ xe sử dụng chung của cư dân bao gồm : chỗ để xe đạp, xe dùng cho người khuyết tật, xe động cơ hai bánh, xe động cơ ba bánh.
Đối với chỗ để xe ô tô dành cho các chủ sở hữu nhà chung cư thì người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư quyết định mua hoặc thuê. Trong trường hợp không mua hoặc không thuê thì chỗ để xe ô tô này thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư và chủ đầu tư không được tính vào giá bán, giá thuê mua chi phí đầu tư xây dựng chỗ để xe này.
Tại khoản 1 Điều 105 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc quản lý vận hành nhà chung cư như sau:
Nhà chung cư không có thang máy thì Hội nghị nhà chung cư có thể tự quyết định để chủ đầu tư tự quản lý vận hành hoặc thuê đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư.
Đối với nhà chung cư có thang máy thì thì bắt buộc phải do đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành. Nếu chủ đầu tư không có đủ điều về chức năng, năng lực để quản lý vận hành nhà chung cư thì phải thuê đơn vị khác thực hiện.
Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm các công việc sau đây:
Điều khiển, duy trì hoạt động, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thang máy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, dụng cụ chữa cháy, các thiết bị dự phòng và các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung của tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư;
Cung cấp các dịch vụ bảo vệ, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, diệt côn trùng và các dịch vụ khác bảo đảm cho nhà chung cư hoạt động bình thường;
Các công việc khác có liên quan.