Việc lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ du lịch là điều cần thiết để giúp việc khám phá lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của một điểm đến dễ dàng và chi tiết hơn. Hợp đồng lữ hành hay còn hiểu là hợp đồng du lịch là loại hợp đồng được ký kết giữa công ty lữ hành với công ty, tập đoàn, cá nhân là khách du lịch. Để tìm hiểu về mẫu hợp đồng này bạn đọc có thể tham khảo trong bài viết “Tải xuống mẫu hợp đồng lữ hành mới năm 2023” sau đây nhé!
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế gồm những gì?
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. - Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, khoản này đã được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
Mức ký quỹ và phương thức ký quỹ
- Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.
- Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
Như vậy, để được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế doanh nghiệp đó phải:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Có ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng, mức quỹ này sẽ theo từng loại kinh doanh dịch vụ lữ hành mà doanh nghiệp đăng ký;
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Hợp đồng lữ hành là gì?
Nhu cầu đi du lịch của người dân hiện nay ngày càng tăng cao. Các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan,… có thể lựa chọn đi du lịch theo hình thức tự túc hoặc đăng ký tour thông qua các doanh nghiệp kinh doanh dịch vũ lữ hành.
Trường hợp đăng ký tour du lịch hoặc sử dụng các dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành, các bên cần làm Hợp đồng du lịch để ghi nhận lại các thỏa thuận có liên quan đến việc tổ chức du lịch.
Hình thức hợp đồng lữ hành
Hợp đồng du lịch là một loại hợp đồng dân sự. Hình thức của hợp đồng này đảm bảo yêu cầu theo quy định của pháp luật dân sự để hợp đồng có hiệu lực.
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng du lịch. Do đó, tùy từng nhu cầu của các bên khi thỏa thuận hợp đồng mà lựa chọn hình thức phù hợp.
Tuy nhiên, thực tế, hợp đồng du lịch nên được lập thành văn bản, trong đó có một số điều khoản buộc phải thỏa thuận và quy định rõ trong hợp đồng theo quy định của luật Du lịch 2017.
Hợp đồng lữ hành cần phải có những nội dung chính nào?
Căn cứ Điều 39 Luật Du lịch 2017 quy định hợp đồng lữ hành như sau:
Hợp đồng lữ hành
- Hợp đồng lữ hành là sự thỏa thuận việc thực hiện chương trình du lịch giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch.
- Hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản.
- Hợp đồng lữ hành phải có các nội dung sau đây:
a) Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch;
b) Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
c) Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;
d) Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng;
đ) Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.
Theo đó, hợp đồng lữ hành là sự thỏa thuận việc thực hiện chương trình du lịch giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch.
Hợp đồng lữ hành phải có các nội dung sau đây:
- Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch;
- Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;
- Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng;
- Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.
Tải xuống mẫu hợp đồng lữ hành mới năm 2023
Hướng dẫn cách lập Hợp đồng du lịch đúng, chuẩn
Để Hợp đồng du lịch đảm bảo đầy đủ thông tin và chuẩn pháp lý, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Phần thông tin của các bên: Ghi đầy đủ, chính xác thông tin của các bên ký kết hợp đồng.
Phần đối tượng của hợp đồng: Hai bên cần thống nhất về nội dung công việc sẽ tiến hành, loại hình dịch vụ du lịch cung cấp, nội dung các hoạt động diễn (tại đâu, thời gian,…)
Phần số lượng khách, giá dịch vụ và phương thức thanh toán: Cần ghi rõ những nội dung này để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng thuận lợi, đảm bảo quyền lợi của các bên.
Phần thời gian thực hiện: Ghi rõ thời gian tiến hành hoạt động du lịch theo hợp đồng đó.
Phần quyền và nghĩa vụ của các bên: Tùy vào thỏa thuận cụ thể của các bên và loại hình du lịch mà để tiến hành thống nhất các điều khoản cụ thể về quyền và nghĩa vụ để trong hợp đồng, đảm bảo căn cứ cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh.
Phần điều khoản khác: Các bên có thể thỏa thuận thêm về các nội dung liên quan như bảo hiểm hành khách, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp,… nếu các bên có thỏa thuận.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới thửa đất liền kề mới năm 2023
- Mẫu hợp đồng sở hữu chung tài sản cập nhật mới năm 2023
- Mẫu hợp đồng mua bán đất phần trăm mới năm 2023
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu hợp đồng lữ hành mới năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Đăng ký bảo hộ logo bắc giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch 2017 quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;
b) Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
c) Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
d) Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
đ) Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
Căn cứ khoản 3 Điều 40 Luật Du lịch 2017 quy định kinh doanh đại lý lữ hành như sau:
Kinh doanh đại lý lữ hành
Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Trường hợp khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành được giao kết giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành giao đại lý; trong hợp đồng phải ghi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành.
Theo đó, trường hợp khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành được giao kết giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành giao đại lý.