Mẫu hợp đồng sở hữu chung tài sản cập nhật mới năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Mẫu hợp đồng sở hữu chung tài sản cập nhật mới năm 2023

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là tôi và một vài người bạn khác có chung nhau mua một tài sản nên có thoả thuận soạn hợp đồng để tránh những tranh chấp xảy ra sau này. Tôi thắc rằng mẫu hợp đồng sở hữu chung tài sản hiện nay có những nội dung gì và cách soạn thảo ra sao? Trong trường hợp khi muốn bán tài sản chung này thì có cần xin ý kiến của người đồng sở hữu hay không? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để có giải đáp cho mình nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Tài sản chung khi bán thì có cần xin ý kiến của người đồng sở hữu hay không?

Căn cứ tại Điều 218 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Định đoạt tài sản chung

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.

Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

5. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.

6. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này.

Như vậy theo quy định trên đối với tài sản chung khi bán sẽ có hai trường hợp sau đây:

– Đối với tài sản chung theo phần: khi bán thì không cần xin ý kiến của người đồng sở hữu, tuy nhiên chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

– Đối với tài sản chung hợp nhất: khi bán phải thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chia tài sản thuộc sở hữu chung như thế nào?

Căn cứ tại Điều 219 Bộ luật dân sự 2015 quy định thực hiện chia tài sản thuộc sở hữu chung như sau:

– Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung:

+ Nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó.

Mẫu hợp đồng sở hữu chung tài sản cập nhật mới năm 2023
Mẫu hợp đồng sở hữu chung tài sản cập nhật mới năm 2023

+ Khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

– Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Sử dụng tài sản chung như thế nào?

Căn cứ tại Điều 217 Bộ luật Dân sự 2015 quy định sử dụng tài sản chung như sau:

– Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

– Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tải xuống Mẫu hợp đồng sở hữu chung tài sản

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [13.11 KB]

Hướng dẫn soạn thảo Mẫu hợp đồng sở hữu chung tài sản

– Phần mở đầu mẫu đơn xin xác nhận đồng sở tài sản

+ Ghi rõ thông tin về Quốc hiệu và tiêu ngữ.

+ Địa điểm và thời gian lập mẫu đơn.

+ Tên biên bản cụ thể là mẫu đơn xin xác nhận đồng sở hữu tài sản

– Phần nội dung mẫu đơn xin xác nhận đồng sở hữu tài sản:

+ Thông tin bên thứ nhất trong mẫu đơn xin xác nhận đồng sở hữu tài sản.

+ Thông tin bên thứ hai trong mẫu đơn xin xác nhận đồng sở hữu tài sản.

+ Thông tin tài sản.

+ Thông tin hai bên thoả thuận cụ thể trong mẫu đơn xin xác nhận đồng sở hữu tài sản.

– Phần kết mẫu đơn xin xác nhận đồng sở hữu tài sản:

+ Thông tin bên A.

+ Thông tin bên B.

+ Lời chứng của công chứng viên.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng sở hữu chung tài sản cập nhật mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về đổi tên mẹ trong giấy khai sinh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Pháp luật quy định về tài sản đồng sở hữu như thế nào?

Đồng sở hữu được hiểu là quyền sở hữu đối với một tài sản thuộc về nhiều người. Những người này có cùng quyền lợi được hưởng từ tài sản có chung quyền sở hữu với nhau.

Ai có quyền yêu cầu chia tài sản đồng sở hữu?

Theo Điều 219 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung”
Như vậy, mỗi đồng sở hữu chung đều có quyền yêu cầu phân chia tài sản và quyền này chỉ bị hạn chế trong trường hợp đã có sự thỏa thuận trước đó của các chủ sở hữu chung về thời hạn được phân chia. Thời hạn duy trì tài sản chung có thể xác định bằng một khoảng thời gian hoặc bằng một sự kiện cụ thể.

Tranh chấp tài sản đồng sở hữu sẽ giải quyết như thế nào?

Các bên tự thỏa thuận
Khi xảy ra tranh chấp, các bên đồng sở hữu sẽ tiến hành trao đổi và đưa ra phương án hòa giải hợp lý. Cấp độ này không cần sự can thiệp của pháp luật mà chỉ cần các chủ sở hữu tự giải quyết.
Nhờ đến sự can thiệp của luật pháp
Khi các chủ sở hữu không tìm được tiếng nói chung, cách hiệu quả nhất là nhờ đến sự hỗ trợ của các cơ quan, tòa án có thẩm quyền. Lúc này, tất cả các chủ sở hữu sẽ phải tham gia tố tụng để giải quyết vấn đề tương tự như cách xử lý các vụ án tranh chấp đất đai khác.
Trong một số trường hợp, các chủ sở hữu không thể tự xác định phần tài sản của mình trong tài sản chung (ở đây là đất đồng sở hữu) và họ yêu cầu chia tài sản. Lúc này, tòa án sẽ tiến hành thu án phí theo giá trị mà mỗi chủ sở hữu được hưởng theo như quy định của luật tố tụng dân sự.
Tranh chấp đất đồng sở hữu có thể gây nên rất nhiều vấn đề không mong muốn. Để hạn chế nó, tốt nhất là các chủ sở hữu nên thương lượng rõ ràng với nhau và phân chia quyền hợp lý ngay từ đầu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm