Mẫu hợp đồng tặng cho nhà đất chuẩn pháp lý

bởi Hương Giang
Mẫu hợp đồng tặng cho nhà đất

Nhà đất là tài sản thường được cho tặng trong xã hội giữa những người thân quen, những thành viên trong gia đình. Khi đó, dù là người thân tặng cho nhau nhưng để đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng và thuận tiện cho quá trình sang tên giấy tờ nhà đất thì các bên cần phải lập thành hợp đồng tặng cho. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Mẫu hợp đồng tặng cho nhà đất là mẫu nào? Tải về Mẫu hợp đồng tặng cho nhà đất tại đâu? Hợp đồng tặng cho nhà đất có phải công chứng không? Nhằm giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, LSX cung cấp các quy định liên quan qua bài viết sau.

Nội dung cần có trong mẫu hợp đồng cho tặng nhà đất

Hợp đồng tặng cho bất động sản là nhà đất là hợp đồng ghi nhận việc một người tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu nhà đất cho người khác. Trong hợp đồng sẽ bao gồm các điều khoản khác nhau liên quan đến việc tặng cho nhà đất. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Nội dung cần có trong mẫu hợp đồng cho tặng nhà đất gồm những nội dung nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, mẫu đơn tặng đất cho con nói riêng và các đơn cho tặng BĐS nói chung phải bao gồm những nội dung sau:

  • Tên lá đơn
  • Thời gian, địa chỉ làm đơn
  • Thông tin bên tặng cho gồm: họ và tên, số CMND/CCCD/hộ chiếu, nơi cư trú,…
  • Thông tin bên nhận tặng gồm: họ tên, số CMND/CCCD/hộ chiếu, nơi cư trú,…
  • Thông tin mảnh đất: diện tích, vị trí, tình trạng sử dụng, mục đích sử dụng đất,…
  • Giao nhận quyền sử dụng đất và đăng ký sang tên quyền sử dụng đất
  • Các khoản thuế phí, lệ phí và nghĩa vụ bỏ tiền nộp thuế, phí, lệ phí
  • Tranh chấp và giải quyết tranh chấp
  • Cam kết chung của các bên tham gia cho tặng
  • Ký và ghi rõ họ tên các bên tham gia cho, tặng
Mẫu hợp đồng tặng cho nhà đất
Mẫu hợp đồng tặng cho nhà đất

Mẫu hợp đồng tặng cho nhà đất chuẩn pháp lý

Ông B có hai người con gái. Con gái lớn của ông B sắp tới sẽ lấy chồng nên ông B muốn tặng con gái một thửa nhà đất để cho con gái làm ăn. Khi đó, ông B cần phải lập hợp đồng tặng cho nhà đất theo quy định. Quý độc giả có thể tham khảo và tải về Mẫu hợp đồng tặng cho nhà đất chuẩn pháp lý tại đây:

Mẫu hợp đồng tặng cho nhà đất
Mẫu hợp đồng tặng cho nhà đất

Hợp đồng tặng cho nhà đất có phải công chứng không?

Nhà đất làà một trong những chủ đề rất quan trọng và là tài sản quý giá đối với mỗi người dân hiện nay. Do đó, các giao dịch liên quan đến nhà đất đều cần phải được ghi nhận bằng hợp đồng để đảm bảo giá trị pháp lý. Nhiều người thắc mắc không biết liệu theo quy định pháp luật hiện hành, Hợp đồng tặng cho nhà đất có phải công chứng không, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về tặng cho nhà đất như sau:

  1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
  2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
    a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
    Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
    b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
    Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
  3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
    b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
    c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
    d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy theo quy định trên, hợp đồng tặng cho nhà đất buộc phải công chứng.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho nhà đất

Khi có nhu cầu tặng cho bất động sản là nhà đất cho người khác thì các bên phải ký kết hợp đồng tặng cho nhà đất theo quy định. Hợp đồng này sẽ phát sinh hiệu lực pháp lý và ràng buộc nghĩa vụ của đôi bên Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Thủ tục đương nhiên xóa án tích thực hiện như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Căn cứ tại khoản 2 Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Tặng cho bất động sản

  1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
  2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản

Như vậy theo quy định trên hợp đồng tặng cho nhà đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký thì hợp đồng tặng nhà đất cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu hợp đồng tặng cho nhà đất. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quy định về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất như thế nào?

Theo quy định tại Điều 457 và Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng tặng bất động sản được quy định như sau:
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản

Có được hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã công chứng không?

Căn cứ Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng:
Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã công chứng và đã có hiệu lực và các bên không thể tự ý hoặc đơn phuong chấm dứt hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Tuy nhiên,  nếu nhưng trong quá trình lập hợp đồng tặng cho, nếu hợp đồng tặng cho đó có điều khoản quy định việc hủy bỏ hợp đồng tặng cho khi một trong hai bên mất đi hoặc hợp đồng tặng cho đó vi phạm quy định về hình thức của văn bản công chứng, việc công chứng hợp đồng tặng cho thì các bên có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm