Để đảm bảo tính pháp lý, tuân thủ pháp luật trong việc thi công xây dựng. Cần phải có một hợp đồng xây dựng. Hợp đồng này sẽ ghi lại tất cả những điều khoản cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Qua đó bảo đảm chất lượng và tiến độ cho công trình xây dựng và tiền công của bên thầu được giao trả chính xác như thỏa thuận.
Luật sư X xin giới thiệu Mẫu hợp đồng xây dựng mới nhất 2020.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 37/2015/NĐ-CP
Mẫu hợp đồng xây dựng mới nhất 2020?
Khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP đưa ra định nghĩa về hợp đồng xây dựng như sau:
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Đây là một loại hợp đồng dân sự khá phổ biến hiện nay. Đôi khi, các dự án xây dựng lớn, các hợp đồng thi công sẽ phức tạp hơn. Hợp đồng có thể được ký kết bởi rất nhiều bên, thực hiện các dịch vụ khác nhau phục vụ cho quá trình xây dựng.
Hợp đồng này được thực hiện bởi 2 chủ thể trở lên, thường bao gồm bên giao thầu và bên nhận thầu. Theo Khoản 2,3 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về Hợp đồng xây dựng:
Nếu bên giao thầu là chủ đầu tư thì bên nhận thầu là nhà thầu chính hoặc tổng thầu;
Nếu bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính thì bên nhận thầu là nhà thầu phụ.
Mẫu hợp đồng thi công xây dựng mới nhất 2020
Hợp đồng thi công xây dựng là bản mẫu hợp đồng được lập ra khi mà có được sự đồng ý, sự thỏa thuận về việc thi công xây dựng công trình của hai bên là bên giao thầu và bên nhận thầu. Tất cả các mẫu thi công cần nêu rõ thông tin một cách đầy đủ giữa 2 bên, thể hiện quyền và nghĩa vụ của hai bên này.
Nội dung của hợp đồng xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Xây dựng năm 2014 bao gồm:
- Căn cứ pháp lý áp dụng;
- Ngôn ngữ áp dụng;
- Nội dung và khối lượng công việc;
- Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
- Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
- Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
- Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
- Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
- Rủi ro và bất khả kháng;
- Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
- Các nội dung khác.
Tùy vào loại Hợp đồng xây dựng cụ thể mà nội dung sẽ có sự bổ sung, lược bớt.
Bên cạnh đó, Nghị định 37/2015/NĐ-CP cũng quy định về chi tiết hợp đồng xây dựng hướng dẫn khá cụ thể, chi tiết đối với nội dung một số loại hợp đồng xây dựng.
Dưới đây là mẫu của một hợp đồngt thu công xây dựng:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề: ‘ Mẫu hợp đồng xây dựng mới nhất 2020”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi hoặc các dịch vụ khác như ly hôn; giải thể doanh nghiệp; hướng dẫn thực hiện đăng ký nhãn hiệu… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102
Mời bạn đọc tham khảo:
- Mẫu quyết định đưa tài sản cố định vào sử dụng mới nhất 2022
- Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện thông tư 22
Câu hỏi thường gặp
Về phần nghiệm thu:
Để việc nghiệm thu diễn ra một cách tốt nhất mà không xảy ra tranh chấp.
Chúng ta cần để ý chất lượng, tiêu chuẩn công trình hoặc thiết bị/ vật liệu/….
Thành phần tham gia nghiệm thu cần ký kết xác nhận và đồng ý xác nhận nghiệm thu là không được thay đổi nữa.
Thời gian hoàn thành:
Thời gian hoàn thành đúng chỉ tiêu ghi trong Mẫu hợp đồng xây dựng, nếu thời hạn hoàn thành vượt quá mức cho phép, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng cần tiến hành giải quyết nhanh gọn.
Tránh hoàn toàn việc cãi cọ, khắc phục và sửa chữa. Nếu không được, chủ thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm hoặc bồi thường.
Thanh toán: Đảm bảo thanh toàn đúng thời hạn.
Hợp đồng thi công xây dựng này được chia dựa trên ba hình thức như sau:
Hình thức 1: dựa trên tính chất nội dung công việc. Ví dụ: Hợp đồng cung cấp các thiết bị (công nghệ), Hợp đồng cung cấp thiết bị thi công,…;
Hình thức 2: được xác định dựa trên giá của hợp đồng. Ví dụ: Hợp đồng theo thời gian, Hợp đồng theo đơn giá cố định, Hợp đồng trọn gói,…;
Hình thức 3: xác định dựa trên các mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng, trong đó có: