Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây 2024

bởi Anh
Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây 2024

Một trong những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực và được nhiều người ưa chuộng khi chọn để đầu tư kinh doanh đó là trái cây. Trái cây thường mang tính đặc trưng vùng miền và sự mới lạ của những loại quả khác nhau có thể thu hút được người tiêu dùng chi tiền ra để mua. Chính vì vậy hiện nay trái cây nhập khẩu cũng như ngành trái cây xuất khẩu được rất nhiều người quan tâm. Vậy những quy định liên quan đến vấn đề này như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết “Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây 2024” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.


Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP 

Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa

Khi xuất nhập khẩu hàng hoá, thay vì tự mk thực hiện các thủ tục thì nhiều bên thường nhờ sự hỗ trợ của một bên thứ 3 có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bên này được gọi là bên nhận uỷ thác hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá? Vậy quy định về bên nhận uỷ thác như thế nào?

Về chủ thể

– Chủ thể ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu: Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh trong nước và hoặc giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

– Chủ thể nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu: Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất khẩu đều được phép nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều kiện của chủ thể xuất nhập khẩu ủy thác:

+ Đối với bên ủy thác:

– Có giấy phép kinh doanh trong nước và hoặc có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.

– Có hạn ngạch hoặc có chỉ tiêu xuất khẩu, nhập khẩu, nếu ủy thác xuất nhập khẩu những hàng hóa thuộc hạn ngạch hoặc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước đã duyệt đối với các mặt hàng có liên quan đến cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân. Trường hợp cần thiết Bộ thương mại có văn bản cho doanh nghiệp được xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác theo hạn ngạch hoặc có chỉ tiêu kế hoạch đã giao cho bên nhận ủy thác.

– Được cơ quan chuyên ngành đồng ý bằng văn bản đối với những mặt hàng xuất nhập khẩu chuyên ngành.

– Có khả năng thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu ủy thác.

+ Đối với bên nhận ủy thác:

– Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.

– Có ngành hàng phù hợp với hàng hóa xuất nhập khẩu ủy thác.

Phạm vi hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác.

– ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng không thuộc diện Nhà nước cấm xuất khẩu , cấm nhập khẩu.

Bên ủy thác chỉ được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng nằm trong phạm vi kinh doanh đã được quy định trong giấy phép kinh doanh trong nước, hoặc trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.

Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên.

Bên nhận ủy thác phải cung cấp cho bên ủy thác các thông tin về thị trường giá cả khách hàng có liên quan đến đơn hàng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu. Bên ủy thác và bên nhận ủy thác thương lượng và ký kết hợp đồng ủy thác. Quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của hai bên do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng ủy thác.

Bên ủy thác thanh toán cho bên nhận ủy thác và các khoản phí tổng phát sinh khi thực hiện ủy thác.

Các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu do các bên tham gia đã ký kết. Vi phạm những quy định trong hợp đồng tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật và các quy định hiện hành.

Mọi tranh chấp giữa các bên ký kết hợp sẽ do các bên thương lượng hòa giải để giải quyết, nếu thương lượng không đi đến kết quả thì sẽ đưa ra Tòa kinh tế, phán quyết của Tòa án là kết luận cuối cùng bắt buộc các bên phải thì hành.

Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây 2024
Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây 2024

>> Xem thêm: Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Quy định về hàng hóa cấm xuất nhập khẩu

Nhà nước luôn hỗ trợ người dân có thể phát triển sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, tuy nhiên có nhiều mặt hàng mà thuộc mặt hàng không thể xuất khẩu sang các nước khác cũng như không được nhập khẩu về Việt Nam. Vậy những mặt hàng đó là gì?

Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia. Hình thức thương mại này thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế thế giới, trong đó giá cả, cung và cầu, tác động và bị tác động bởi các sự kiện toàn cầu. 

Thương mại toàn cầu tạo cơ hội cho người tiêu dùng và các nước được tiếp xúc với hàng hóa, dịch vụ mà nước họ không có. Hầu như tất cả các loại sản phẩm bạn cần đều được tìm thấy trên thị trường quốc tế: thực phẩm, quần áo, phụ tùng, dầu, đồ trang sức, rượu vang, cổ phiếu, tiền tệ và nước. Các dịch vụ cũng được giao dịch như du lịch, ngân hàng, tư vấn và vận tải. Khi một sản phẩm được bán ra thị trường thế giới được gọi là xuất khẩu, và khi một sản phẩm được mua từ thị trường thế giới được gọi là  nhập khẩu.

Tuy nhiên không phải mọi sản phẩm đều được tiến hành hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Tại Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định cụ thể các hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu.

– Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.

– Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.

– Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Việc quy định này nhằm đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và quốc tế nói riêng, đồng thời đảm bảo mục đích phát triển kinh tế theo đúng chủ trương của Đảng và nhà nước đó là  các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước là phải nắm giữ các lĩnh vực kinh tế then chốt, trọng yếu, thông qua đó điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện phúc lợi xã hội, tránh sự lũng đoạn của kinh tế. Đảm bao sự phát triển một nền kinh tế chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời giữ vững, tăng cường tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển,… Bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bằng pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các nguồn lực kinh tế.

Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây 2024
Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây 2024

Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây 2024

Trái cây là loại hàng hoá mà nước ta có sản lượng xuất khẩu rất mạnh. vì nước ta là nước nhiệt đới gió mùa nên những sản phẩm liên quan đến nông sản và trái cây thường có sản lượng lớn. Dưới đây là mẫu hợp đồng mà chúng tôi đã soạn, các bạn có thể tham khảo thêm:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [16.96 KB]

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây 2024. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Lưu ý khi soạn hợp đồng xuất khẩu?

(0) Tên hàng hóa xuất khẩu
(1) Mô tả rõ đặc điểm, quy cách của sản phẩm, càng chi tiết càng tốt vì đây là nội dung quan trọng để đánh giá hàng hóa có đạt chất lượng hay không.
(2) Trong trường hợp một bên tham gia hợp đồng được phép sử dụng đồng ngoại tệ thì các bên có thể ghi giá cả bằng đồng ngoại tệ.

(3) Các bên thỏa thuận lựa chọn phương thức thanh toán, điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng nói trên là một ví dụ. Tùy loại hàng hóa, phương thức vận chuyển các bên thỏa thuận về phương thức thanh toán cho phù hợp.
(4) Lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, có thể lựa chọn Tòa án hoặc Trọng tài. Trong hợp đồng trên các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam.
(5) Tên tổ chức thẩm định sản phẩm do hai bên lựa chọn

Nguyên tắc xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới?

Theo quy định tài khoản 2 Điều 3 Nghị định 112/2014/NĐ-CP thì:
Cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là cửa khẩu biên giới) là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền, bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa
Theo đó, cửa khẩu biên giới là địa điểm các cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động  xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền. Cửa khẩu biên giới bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa.
Về hoạt động xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới, tại Điều 5 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định các nguyên tắc cụ thể sau đây:
– Người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, thực hiện các nguyên tắc, thủ tục theo quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
– Người, phương tiện, hàng hóa không thuộc cư dân biên giới hai bên xuất, nhập qua lối mở biên giới thực hiện chính sách thương mại biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
– Hoạt động xuất, nhập qua biên giới đối với người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của Việt Nam và nước ngoài chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định tại Điều 4 Nghị định này, đó là:
“Căn cứ vào phạm vi đối tượng xuất, nhập; cửa khẩu biên giới đất liền được chia thành cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ và lối mở biên giới (sau đây gọi chung là cửa khẩu biên giới).
1. Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng có chung cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng thuộc tỉnh biên giới hai bên xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Lối mở biên giới (đường qua lại chợ biên giới, cặp chợ biên giới; điểm thông quan hàng hóa biên giới; đường qua lại tạm thời) được mở cho cư dân biên giới hai bên, phương tiện, hàng hóa của cư dân biên giới hai bên qua lại và các trường hợp khác nhằm thực hiện chính, sách thương mại biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hoặc được mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đặc biệt của hai bên biên giới”.
Như vậy, người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới phải tuân thủ các nguyên tắc xuất, nhập khẩu qua biên giới theo quy định trên. Trường hợp các cá nhân, tổ chức thực hiện việc xuất, nhập khẩu qua biên giới trái với các nguyên tắc này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm