Chào Luật sư, Luật sư có thể cung cấp cho tôi mẫu kê khai tài sản mới năm 2022 được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để tránh tình trạng tham nhũng tại Việt Nam; hằng năm những đối tượng làm việc tại các đơn vị trực thuộc nhà nước đều tiến hành thủ tục kê khai tài sản. Việc này được cho là có hiệu quả trong việc góp phần làm giảm tham nhũng; cũng như giúp truy tìm ra những tài sản mà những đối tượng buộc phải kê khai tài sản này đã tham nhũng.
Để có thể cung cấp cho bạn mẫu kê khai tài sản mới nhất năm 2022. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự thì:
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Trong đó:
– Bất động sản bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
– Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
– Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
– Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
- Tài sản chưa hình thành;
- Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
– Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền; bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Tại sao phải kê khai tài sản?
Theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 thì:
– Cán bộ, công chức.
– Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
– Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
– Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Là những người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
Những người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản; thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phòng chống tham nhũng; và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.
Như Luật Phòng chống tham nhũng quy định mục đích kê khai tài sản là để phòng chống tham nhũng ở nước ta; giữ vững sự trong sạch; vững mạnh trong bộ máy nhà nước.
Mẫu kê khai tài sản mới năm 2022
TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP …(1)
(Ngày….. tháng….. năm….. )(2)
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Người kê khai tài sản, thu nhập
– Họ và tên:……………………………………………….. Ngày tháng năm sinh: …………………………………..
– Chức vụ/chức danh công tác: …………………………………………………………………………………………
– Cơ quan/đơn vị công tác: ……………………………………………………………………………………………….
– Nơi thường trú: ……………………………………………………………………………………………………………
– Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân(3): ……………………………………ngày cấp………………………… nơi cấp ……………………………………
2. Vợ hoặc chồng của người kê khai tài sản, thu nhập
– Họ và tên:……………………………………………………………. Ngày tháng năm sinh: ………………………
– Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………………………………..
– Nơi làm việc(4): ……………………………………………………………………………………………………………..
– Nơi thường trú: …………………………………………………………………………………………………………….
– Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân: …………………………………………………. ngày cấp…………………………….. nơi cấp ………………………………………..
3. Con chưa thành niên (con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật)
3.1. Con thứ nhất:
– Họ và tên:…………………………………………………….. Ngày tháng năm sinh: …………………………….
– Nơi thường trú: …………………………………………………………………………………………………………….
– Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân: …………………………………………………… ngày cấp………………………………………. nơi cấp ……………………………………….
3.2. Con thứ hai (trở lên): Kê khai tương tự như con thứ nhất.
II. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN(5)
1. Quyền sử dụng thực tế đối với đất(6):
1.1. Đất ở(7):
1.1.1. Thửa thứ nhất:
– Địa chỉ(8): …………………………………………………………………………………………………………………….
– Diện tích(9): ………………………………………………………………………………………………………………….
– Giá trị(10): ……………………………………………………………………………………………………………………..
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng(11): ………………………………………………………………………………
– Thông tin khác (nếu có)(12): …………………………………………………………………………………………..
1.1.2. Thửa thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự như thửa thứ nhất.
1.2. Các loại đất khác(13):
1.2.1. Thửa thứ nhất:
– Loại đất:………………………….. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………
– Diện tích: …………………………………………………………………………………………………………………….
– Giá trị(10): ……………………………………………………………………………………………………………………..
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng: …………………………………………………………………………………..
– Thông tin khác (nếu có): ……………………………………………………………………………………………….
1.2.2. Thửa thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự như thửa thứ nhất.
2. Nhà ở, công trình xây dựng:
2.1. Nhà ở:
2.1.1. Nhà thứ nhất: …………………………………………………………………………………………………………
– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………..
– Loại nhà(14): ……………………………………………………………………………………………………………………
– Diện tích sử dụng (15): …………………………………………………………………………………………………….
– Giá trị(10): ………………………………………………………………………………………………………………………
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu: …………………………………………………………………………………….
– Thông tin khác (nếu có): …………………………………………………………………………………………………
2.1.2. Nhà thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự như nhà thứ nhất.
2.2. Công trình xây dựng khác(16):
2.2.1. Công trình thứ nhất:
– Tên công trình:…………………………………. Địa chỉ: ……………………………………………………………….
– Loại công trình:…………………………………….. Cấp công trình: ……………………………………………….
– Diện tích: ……………………………………………………………………………………………………………………..
– Giá trị (10): ……………………………………………………………………………………………………………………..
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu: ……………………………………………………………………………………..
– Thông tin khác (nếu có): …………………………………………………………………………………………………
2.2.2. Công trình thứ 2 (trở lên): Kê khai tương tự như công trình thứ nhất.
3. Tài sản khác gắn liền với đất(17):
3.1. Cây lâu năm(18):
– Loại cây:……………………………. Số lượng:……………………… Giá trị(10): ……………………………………
– Loại cây:……………………………. Số lượng:……………………… Giá trị(10): ……………………………………
3.2. Rừng sản xuất(19):
– Loại rừng:…………………………………… Diện tích:…………………………… Giá trị(10): ……………………..
– Loại rừng:…………………………………… Diện tích:…………………………… Giá trị(10): ……………………..
3.3. Vật kiến trúc khác gắn liền với đất:
– Tên gọi:……………………………… Số lượng:……………………….. Giá trị(10): ………………………………..
– Tên gọi:……………………………… Số lượng:……………………….. Giá trị(10): ………………………………..
4. Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên(20).
5. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên(21).
6. Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp, các loại giấy tờ có giá khác mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (khai theo từng loại):
6.1. Cổ phiếu:
– Tên cổ phiếu:…………………………………….. Số lượng:…………………….. Giá trị: …………………………
– Tên cổ phiếu:…………………………………….. Số lượng:…………………….. Giá trị: …………………………
6.2. Trái phiếu:
– Tên trái phiếu:……………………………………. Số lượng:……………………… Giá trị: ………………………..
– Tên trái phiếu:……………………………………. Số lượng:……………………… Giá trị: …………………………
6.3. Vốn góp(22):
– Hình thức góp vốn:………………………………………………… Giá trị:………………………………………….
– Hình thức góp vốn:………………………………………………… Giá trị:…………………………………………..
6.4. Các loại giấy tờ có giá khác(23):
– Tên giấy tờ có giá: …………………………………………………… Giá trị:………………………………………..
– Tên giấy tờ có giá:……………………………………………………. Giá trị:………………………………………..
7. Tài sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên, bao gồm:
7.1. Tài sản theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký (tầu bay, tầu thủy, thuyền, máy ủi, máy xúc, ô tô, mô tô, xe gắn máy…)(24):
– Tên tài sản:…………………………….. Số đăng ký:………………………….. Giá trị: ……………………………
– Tên tài sản:…………………………….. Số đăng ký:………………………….. Giá trị: ……………………………
7.2. Tài sản khác (đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng, bàn ghế, cây cảnh, tranh, ảnh, các loại tài sản khác)(25):
– Tên tài sản:…………………………… Năm bắt đầu sở hữu:…………………….. Giá trị: ………………………
– Tên tài sản:…………………………… Năm bắt đầu sở hữu:…………………….. Giá trị: …………………….
8. Tài sản ở nước ngoài(26).
9. Tài khoản ở nước ngoài(27):
– Tên chủ tài khoản: …………………………………………….., số tài khoản: …………………………………….
– Tên ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức nơi mở tài khoản: ……………………………………….
10. Tổng thu nhập giữa hai lần kê khai(28):
– Tổng thu nhập của người kê khai: …………………………………………………………………………………..
– Tổng thu nhập của vợ (hoặc chồng): ………………………………………………………………………………
– Tổng thu nhập của con chưa thành niên: ………………………………………………………………………..
– Tổng các khoản thu nhập chung: …………………………………………………………………………………..
III. BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, THU NHẬP; GIẢI TRÌNH NGUỒN GỐC CỦA TÀI SẢN, THU NHẬP TĂNG THÊM (29) (nếu là kê khai tài sản, thu nhập lần đầu thì không phải kê khai Mục này): ……….
Loại tài sản, thu nhập | Tăng (30)/giảm (31) | Nội dung giải trình nguồn gốc của tài sản tăng thêm và tổng thu nhập | |
Số lượng tài sản | Giá trị tài sản, thu nhập | ||
1. Quyền sử dụng thực tế đối với đất 1.1. Đất ở 1.2. Các loại đất khác 2. Nhà ở, công trình xây dựng 2.1. Nhà ở 2.2. Công trình xây dựng khác 3. Tài sản khác gắn liền với đất 3.1. Cây lâu năm, rừng sản xuất 3.2. Vật kiến trúc gắn liền với đất 4. Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên 5. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên. 6. Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp, các loại giấy tờ có giá khác mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (khai theo từng loại): 6.1. Cổ phiếu 6.2. Trái phiếu 6.3. Vốn góp 6.4. Các loại giấy tờ có giá khác 7. Tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên: 7.1. Tài sản theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký (tầu bay, tàu thủy, thuyền, máy ủi, máy xúc, ô tô, mô tô, xe gắn máy…). 7.2. Tài sản khác (đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng, bàn ghế, cây cảnh, tranh ảnh, các loại tài sản khác). 8. Tài sản ở nước ngoài. 9. Tổng thu nhập giữa hai lần kê khai(32). |
….. ngày….tháng….năm…. NGƯỜI NHẬN BẢN KÊ KHAI (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ/chức danh) | ….. ngày….tháng….năm…. NGƯỜI KÊ KHAI TÀI SẢN (Ký, ghi rõ họ tên) |
Tải xuống mẫu kê khai tài sản mới năm 2022
Sau đây là mẫu kê khai tài sản mới năm 2022. Bạn đọc có thể xem trước mẫu kê khai tài sản mới năm 2022; và tải xuống mẫu kê khai tài sản mới năm 2022 tại đây.
Đây là mẫu kê khai tài sản mới năm 2022 được sử dụng nhiều hiện nay.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của LSX về vấn đề “Mẫu kê khai tài sản mới năm 2022″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Các ngạch công chức và chức danh sau đây:
a) Chấp hành viên;
b) Điều tra viên;
c) Kế toán viên;
d) Kiểm lâm viên;
đ) Kiểm sát viên;
e) Kiểm soát viên ngân hàng;
g) Kiểm soát viên thị trường;
h) Kiểm toán viên;
i) Kiểm tra viên của Đảng;
k) Kiểm tra viên hải quan;
l) Kiểm tra viên thuế;
m) Thanh tra viên;
n) Thẩm phán.
– Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định này.
– Người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
Người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che dấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 02 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.
Việc lựa chọn người có nghĩa vụ kê khai được xác minh theo kế hoạch hằng năm phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
– Người có nghĩa vụ kê khai là đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập hằng năm.
– Người có nghĩa vụ kê khai chưa được xác minh về tài sản, thu nhập trong thời gian 04 năm liền trước đó.
– Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
b) Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận;
c) Người đang học tập, công tác ở nước ngoài từ 12 tháng trở lên.