Mẫu phiếu khai báo tạm vắng mới hiện nay

bởi Hương Giang
Mẫu phiếu khai báo tạm vắng

Việc khai báo tạm trú tạm vắng là thủ tục khá phổ biến với người dân. Công dân có quyền tự do đi lại sang các địa phương khác nhưng phải khai báo tạm trú tạm vắng với cơ quan chính quyền về việc mình di chuyển sang địa phương khác để lưu trú theo khuôn khổ quy định. Vậy Mẫu phiếu khai báo tạm vắng là mẫu nào? Quy định về trách nhiệm của công dân khi khai báo tạm vắng ra sao? Lệ phí đăng ký tạm trú tạm vắng là bao nhiêu tiền? Bạn đọc hãy cùng LSX theo dõi nội dung bài viết sau để được làm sáng tỏ những thắc mắc trên nhé!

Căn cứ pháp lý

Quy định về trách nhiệm của công dân khi khai báo tạm vắng

Tạm vắng là việc công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định. Công dân có quyền tự do thay đổi chỗ ở, thay đổi nơi cư trú nhưng vẫn phải tuân theo quy định của pháp luật về cư trú và phải khai báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền để họ thực hiện trách nhiệm quản lý cư trú. Quy định về trách nhiệm của công dân khi khai báo tạm vắng như sau:

Vậy pháp luật Quy định về trách nhiệm của công dân khi khai báo tạm vắng như thế nào, mời quý bạn đọc cùng theo dõi:

Tại khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020 quy định về trách nhiệm của công dân khi khai báo tạm vắng như sau:

– Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;

– Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;

– Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.

Trường hợp nào bắt buộc phải khai báo tạm vắng?

* Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp sau đây:

– Trường hợp 1: Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với:

+ Bị can, bị cáo đang tại ngoại;

+ Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án;

+ Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách;

+ Người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ;

+ Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;

– Trường hợp 2: Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với:

+ Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

+ Người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành;

+ Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;

– Trường hợp 3:  Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Trường hợp 4: Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc các trường hợp trên, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.

* Thủ tục khai báo tạm vắng:

– Đối với trường hợp 1, 2: Trước khi đi khỏi nơi cư trú công dân phải đến khai báo tạm vắng tại cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú; khi đến khai báo tạm vắng phải nộp đề nghị khai báo tạm vắng và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó.

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra nội dung khai báo.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị khai báo tạm vắng, cơ quan đăng ký cư trú cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân; trường hợp phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc.

– Đối với trường hợp 3, 4: Công dân có thể đến khai báo tạm vắng trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú hoặc khai báo qua điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Trường hợp người tại trường hợp 4 là người chưa thành niên thì người thực hiện khai báo là cha, mẹ hoặc người giám hộ.

(Điều 31 Luật Cư trú 2020)

Mẫu phiếu khai báo tạm vắng mới hiện nay

Đơn xin đăng ký tạm trú tạm vắng là đơn được sử dụng khi bạn muốn xin tạm trú ở một nơi khác với địa chỉ thường trú (địa chỉ trên sổ hộ khẩu) được hiểu là đơn khai báo xin tạm vắng mặt tại nơi thường trú và xin tạm cư trú tại một nơi khác để phục vụ cho nhu cầu làm việc, học tập…

Bạn có thể tham khảo và tải về Mẫu phiếu khai báo tạm vắng mới hiện nay tại đây:

Thủ tục khai báo tạm vắng năm 2023 chi tiết

Đăng ký tạm vắng là việc đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc không có mặt ở nơi cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian nhất định. Công dân vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không khai báo tạm vắng hoặc không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác sẽ bị xoá đăng ký thường trú. Thủ tục khai báo tạm vắng được thực hiện cụ thể như sau:

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 31 Luật Cư trú 2020 quy định phương thức khai báo tạm vắng như sau:

“Điều 31. Khai báo tạm vắng

  1. Trước khi đi khỏi nơi cư trú, người quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải đến khai báo tạm vắng tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú; khi đến khai báo tạm vắng phải nộp đề nghị khai báo tạm vắng và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó.
    Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra nội dung khai báo. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị khai báo tạm vắng, cơ quan đăng ký cư trú cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân; trường hợp phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc.
  2. Người quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này có thể đến khai báo tạm vắng trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú hoặc khai báo qua điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Trường hợp người quy định tại điểm d khoản 1 Điều này là người chưa thành niên thì người thực hiện khai báo là cha, mẹ hoặc người giám hộ.”
Mẫu phiếu khai báo tạm vắng
Mẫu phiếu khai báo tạm vắng

Theo đó, cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo tạm vắng là cơ quan đăng ký cư trú nơi người khai báo cư trú.

Ngoài ra, việc khai báo tạm vắng của người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ khác với Nhà nước đi khỏi nơi cư trú từ 3 tháng trở lên, hoặc người bình thường đi khỏi nơi cư trú từ 12 tháng trở lên được hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư 55/2021/TT-BCA như sau:

“Điều 16. Khai báo tạm vắng

  1. Việc khai báo tạm vắng đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
    a) Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc tại địa điểm tiếp nhận khai báo tạm vắng do cơ quan đăng ký cư trú quy định;
    b) Số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;
    c) Trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú;
    d) Ứng dụng trên thiết bị điện tử.
  2. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thông báo hoặc niêm yết công khai địa điểm, số điện thoại, địa chỉ hộp thư điện tử, địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, tên ứng dụng trên thiết bị điện tử tiếp nhận khai báo tạm vắng.”
    Theo đó, trường hợp này có thể khai báo trực tiếp hoặc thông qua số điện thoại hoặc trang thông tin điển tử, cổng dịch vụ công quốc gia….

Lệ phí đăng ký tạm trú tạm vắng là bao nhiêu tiền?

Công dân có trách nhiệm phải khai báo tạm vắng trong một số trường hợp mà pháp luật quy định. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin khai báo tạm vắng của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người khai báo về việc đã cập nhật thông tin khai báo tạm vắng khi có yêu cầu. Vậy Lệ phí đăng ký tạm trú tạm vắng là bao nhiêu tiền, mời bạn đọc cùng tìm hiểu:

Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC quy định chi tiết về việc hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định về mức thu như sau:

+ Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần đăng ký;

+ Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 20.000 đồng/lần cấp. Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà: không quá 10.000 đồng/lần cấp;
Như vậy lệ phí đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật chỉ từ 15.000 đến 20.000.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đềMẫu phiếu khai báo tạm vắng“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Luật sư tư vấn thừa kế. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới thì có cần phải khai báo tạm vắng không?

Tại điểm d khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020 quy định về khai báo tạm vắng, người nào đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới thì không phải khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật.

Có được đăng ký tạm trú ở hai nơi không?

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Cư trú 2020 quy định thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú.
Như vậy, theo quy định trên thì công dân chỉ được đăng ký một nơi thường trú và một nơi tạm trú.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm