Chào luật sư hôm nay tôi có phỏng vấn một vài ứng viên. Sau khi tôi cho sếp xem qua một số hồ sơ thì có ứng viên có bằng tiếng anh rất lạ. Tôi thấy chứng chỉ tiếng anh của chị ấy không giống với những ứng viên khác. Tôi có cho đồng nghiệp xem thì họ nghi ngờ có thể chứng chỉ này là chứng chỉ giả. Vậy nên tôi muốn hỏi luật sư làm sao để phân biệt được chứng chỉ ngoại ngữ là thật hay giả? Mẫu phôi chứng chỉ ngoại ngữ của Bộ giáo dục hiện nay được quy định ra sao? Mẫu phôi chứng chỉ ngoại ngữ chuẩn theo quy định của Bộ giáo dục được quy định như thế nào? Mong được luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Mẫu phôi chứng chỉ ngoại ngữ của Bộ giáo dục chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:
Thông tin về chứng chỉ tiếng Anh của Bộ Giáo dục
Hiện nay chứng chỉ tiếng anh rất quan trọng, cần thiết đối với tất cả mọi người. Đặc biệt là đối với sinh viên, người đi làm thì chứng chỉ tiếng anh là điều không thể thiếu. Chứng chỉ tiếng anh thì giúp sinh viên được ra trường đúng hạn, giúp người đi làm được tuyển dụng, có cơ hội việc làm và có được mức lương cao hơn. Cụ thể những thông tin về chứng chỉ tiếng anh của bộ giáo dục hiện nay được hiểu như sau:
Đây là các chứng chỉ A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo KNLNN 6 bậc áp dụng tại Việt Nam được Bộ GD&ĐT cấp phép cho các trường đại học tổ chức thi và cấp bằng. Phôi chứng chỉ tiếng anh của Bộ Giáo dục được quản lý nghiêm ngặt để tránh các tình trạng mua bán, in ấn bằng giả nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong các kỳ thi.
Đối tượng dự thi chứng chỉ tiếng Anh Bộ Giáo dục
- Là sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu điều kiện ra trường theo đề án giáo dục của Bộ đề ra.
- Những người có ý định thi công chức, viên chức.
- Người mong muốn học cao lên, nghiên cứu sinh.
- Hoàn thiện hồ sơ du học.
Phôi chứng chỉ của hệ thống giáo dục là gì?
Hiện nay phôi chứng chỉ được cấp cho người có thi và đạt được kết quả theo quy định. Phôi chứng chỉ có thể là chứng chỉ tiếng anh, chứng chỉ tin học hay những chứng chỉ khác. Để biết rõ hơn phôi chứng chỉ của hệ thống giáo dục là gì? Phôi chứng chỉ hiện nay gồm những nội dung gì? Phôi chứng chỉ được trình bày như thế nào theo tiêu chuẩn luật đặt ra… hãy tham khảo nội dung bên dưới đây như sau:
Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 6 Luật giáo dục 2019 thì hệ thống giáo dục quốc gia mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
Giáo dục chính quy được hiểu là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bản bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục thường xuyên được hiểu là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người học.
Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm cấp học đầu tiên là cấp học mầm non; tiếp đến là giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục trung học phổ thông; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục đại học.
Chứng chỉ được hiểu là văn bằng chính thức chứng nhận do cơ quan giáo dục có thẩm quyền cấp về một trình độ học vấn nhất định, có giá trị pháp lý lâu ra. Đây là loại chứng chỉ được cấp để xác nhận học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.
Phôi chứng chỉ được hiểu là những chứng chỉ được để trắngm trên đó không ghi bất kỳ thông tin gì. Phôi chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân được bộ giáo dục cấcp cho các cơ sở đào tạo liên quan một số lượng có hạn và được quản lý một cách chặt chẽ.
Quy định của pháp luật về phôi văn bằng chứng chỉ thế nào?
Sau khi tìm hiểu về khái niệm phôi văn bằng chứng chỉ thì những quy định cũng không kém phần quan trọng chính là nội dung của những phôi văn bằng chứng chỉ? Trong phôi của văn bằng chứng chỉ chứa đựng những nội dung gì? Phôi văn bằng chứng chỉ hiện nay được cấp cho những đối tượng nào? Như thế nào là phôi văn bằng chứng chỉ đạt chuẩn? Quy định này hiện nay được hiểu là:
– Thẩm quyền sản xuất phôi chứng chỉ giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc về Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị liên quan lập kế hoạch sản xuất phôi văn bằng chứng chỉ Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
– Quy định về dán tem phôi: Theo quy định tại Điều 2 quy định về quy trình cấp phát phôi văn bằng, chứng chỉ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành kèm theo Quyết định số 5599/QĐ – BGDĐT ngày 01 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như sau:
+ Phôi phải được dán tem bảo hiểm trước khi cấp phát. Tem bảo hiểm phôi văn bằng, chứng chỉ phải được thiết kế theo mẫu thống nhất và in tại một cơ sở in được nhà nước cho phép. Số lượng tem bảo hiểm in hằng năm phải tương ứng với số lượng phôi văn bằng chứng chỉ được phê duyệt trong kế hoạch sản xuất phôi văn bằng bảo hộ.
+ Văn phòng Bộ giáo dục và Đào tạo thiết kế, quản lý và đặt in tem bảo hiểm phôi văn bằng chứng chỉ, tem bảo hiểm phôi văn bằng chứng chỉ phải chứa đặc điểm bảo mật. Đặc điểm bảo mật trên phôi văn bằng chứng chỉ do Chánh văn phòng Bộ giáo dục và Đào tạo và một người được ủy nhiệm nắm giữ. Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tổ chức việc dán tem bảo hiểm cho từng phôi văn bằng chứng chỉ.
– Quy định về bảo quản phôi văn bằng, chứng chỉ
+ Cơ sở vật chất được bảo quản phôi văn bằng chứng chỉ là nơi cất và lưu giữ phôi văn bản, chứng chỉ. Khu vực bảo quản phôi văn bản chứng chỉ phải đảm bảo đủ diện tích và đap ứng được các điều kiện về môi trường và an ninh.
+ Trang thiết bị bảo và phương tiện bảo quản phôi văn bản chứng chỉ gồm: tủ, két, giá, kệ, bàn ghế, máy điều hòa, máy hút ẩm, máy hút bụi, quạt thông gió, thiết bị báo cháy, bình cứu hoảm thuốc chống ẩm mốc và các sinh vật gây hại.
+ Phôi văn bằng chứng chỉ phải được bảo quản, kiểm tra định kỳ việc bảo quản phôi văn bản chứng chỉ, định kỳ hằng tuần và hằng tháng, kiểm tra vệ sinh và an ninh khu vực bảo quản phôi văn bằng chứng chỉ; định kỳ hàng quý, hàng năm, phun thuốc diệt sinh vật gây hại và bảo dưỡng các phương tiện được trang bị để bảo quản phôi văn bằng chứng chỉ.
Mẫu phôi chứng chỉ ngoại ngữ của Bộ giáo dục thế nào?
Để biết được chi tiết hơn về nội dung và hình thức của phôi chứng chỉ ngoại ngữ của Bộ giáo dục thì chúng tôi tư vấn đến bạn chi tiết như sau. Mời bạn tham khảo nội dung văn bản bên dưới đây cũng như mẫu phôi chứng chỉ ngoạin ngữ của bộ giáo dục được quy định gồm có những gì? Giáo viên nếu muốn được thăng hạng thì có cần chứng chỉ ngoại ngữ không? Bạn cũng có thể tải xuống văn bản để xem và tham khảo về mẫu phôi chứng chỉ ngoại ngữ hiện nay như sau:
Nguyên tắc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng, chứng chỉ được quản lý thống nhất, thực hiện phân cấp quản lý cho các sở giáo dục và đào tạo, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo giáo viên, cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
2. Văn bằng, chứng chỉ được cấp một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Quy chế này.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch trong cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
Quy định của pháp luật về quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị cấp phôi chứng chỉ
Hiện nay nhiều người chưa hiểu và thắc mắc về quy trình để tiếp nhận và cấp phôi chứng chỉ. Vậy để được cấp phôi chứng chỉ thì cần làm gì? Cần chuẩn bị những gì nếu như muốn được cấp Mẫu phôi chứng chỉ ngoại ngữ của Bộ giáo dục? Ai cần biêt đến Mẫu phôi chứng chỉ ngoại ngữ của Bộ giáo dục? Quy định của pháp luật hiện hành về việc tiếp nhận và xử lỳ hồ sơ để nghị cấp phôi chứng chỉ gồm những nội dung như sau:
– Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị cấp phôi chứng chỉ do Văn phòng bộ thực hiện theo quy trình, thủ tục đối với hồ sơ nộp trực tiếp như sau:
Bước 1: Văn phòng Bộ thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đầy đủ các thông tin theo quy định pháp luật
Bước 2: Văn phòng bộ tiến hành thực hiện quy trình đăng ký văn bản đến theo quy định
Bước 3: Viết phiếu nhận hồ sơ và ngày hẹn trả kết quả
Bước 4: Lập thủ tục cấp phát phôi chứng chỉ theo quy định
Bước 5: Nếu văn bản đề nghị chưa rõ ràng, hồ sơ không đầy đủ như pháp luật đã quy định, người tiếp nhận hồ sơ phải trả lại ngay hồ sơ và hướng dẫn cụ thể bằng văn bản cho người đến nộp hồ sơ theo đúng như quy định của pháp luật.
– Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị cấp phôi chứng chỉ đối với hồ sơ nộp qua bưu điện như sau:
Bước 1: Văn phòng bộ tiến hành kiểm tra đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật
Bước 2: Văn phòng Bộ tiến hành thực hiện quy trình đăng ký văn bản đến theo quy định của pháp luật
Bước 3: Văn phòng lập thủ tục cấp phôi chứng chỉ và gửi Phiếu báo kết quả tới đơn vị gửi hồ sơ để thông báo kết quả hồ sơ đã được giải quyết và thống nhất hình thức giao, nhận và thanh toán.
Bước 4: Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định của pháp luật, Văn phòng có trách nhiệm trả lời ngay đơn vị gửi hồ sơ, văn bảo phải ghi rõ lý do và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ cấp phôi văn bằng chứng chỉ.
– Việc tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ đè nghị cấp phôi chứng chỉ qua hộp thư điện tử email hoặc fax được thựuc hiện như sau:
Bước 1: Văn phòng Bộ thực hiện việc áp dụng các quy định hiện hành về giao dịch văn bản điện tử để tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Sau khi kiểm tra hồ sơ thực hiện việc kiểm tra hồ sơ như đối với hồ sơ nộp trực tiếp và hồ sơ nộp theo đường bưu điện
Bước 3: Văn phòng lập thủ tục cấp phôi chứng chỉ, gửi văn bản giấy hoặc văn bản điện tử kèm theo thông báo trả lời chuyển tới địa giới chỉ gửi hồ sơ để thống nhất hình thức giao nhận và thanh toán. Khi làm thủ tục giao, nhận hồ sơ phôi chứng chỉ, đơn vị nhận phôi chứng chỉ nhất thiết phải nộp văn bản đề nghị cấp phôi chứng chỉ là “bản chính văn bản.
Cách viết Mẫu phôi chứng chỉ ngoại ngữ của Bộ giáo dục 2023
Hiện nay theo quy định thì có một số trường học được tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ. Để biết chi tiết hơn những nội dung cần có trong chứng chỉ ngoại ngữ có những gì, Cách để soạn được mẫu phôi chứng chỉ ngoại ngữ đúng quy định, mẫu phôi chứng chỉ ngoại ngữ chuẩn nhất thì mời bạn tham khảo nội dung bên dưới được chúng tôi tư vấn gồm có nội dung sau:
Mẫu chứng chỉ Tiếng Anh B1 của Bộ Giáo Dục là chứng chỉ B1 do Bộ Giáo Dục quy định và các đơn vị tổ chức thi cấp bằng theo đúng mẫu chung của Bộ đưa ra. Trên mẫu chứng chỉ sẽ ghi rõ thông tin cá nhân người được cấp chứng chỉ, thông tin ngày thi, số quyết định, số hiệu, ngày vào sổ để thí sinh có thể dễ dàng xác thực chứng chỉ tại cơ quan.
Ngoài ra, bên trong mẫu chứng chỉ Tiếng Anh B1 của Bộ Giáo Dục cũng ghi rõ số điểm của từng kỹ năng.
Những năm trước 2019, các đơn vị trường được cấp giấy chứng nhận Tiếng Anh B1 theo mẫu giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ do từng các đơn vị trường tự thiết kế. Nhưng kể từ năm 2019, Bộ Giáo Dục đã ban hành và chỉ sử dụng duy nhất một mẫu do Bộ đưa ra. Áp dụng trên toàn quốc.
Hiện nay tại Việt Nam, Bộ Giáo Dục đã cấp phép cho 17 trường tổ chức thi và cấp chứng chỉ theo đúng mẫu chứng chỉ Tiếng Anh B1 của Bộ Giáo Dục. Bao gồm:
STT | Tên trường | Địa chỉ |
1 | ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội | Số 2 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội |
2 | ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh | 280 An Dương Vương, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh |
3 | ĐH Ngoại ngữ – ĐH Huế | 57 Nguyễn Khoa Chiêm, An Cựu, Tp.Huế, Thừa Thiên Huế |
4 | ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng | 41 Lê Duẩn, Hải Châu, Đà Nẵng |
5 | ĐH Thái Nguyên | Tân Thịnh, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên |
6 | ĐH Cần Thơ | 3/2 Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ |
7 | ĐH Hà Nội | 9 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Bắc, Nam Từ Liêm, Hà Nội |
8 | ĐH Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, HN |
9 | ĐH Vinh | 182 Lê Duẩn, Trường Thi, Tp.Vinh, Nghệ An |
10 | Học Viện An ninh nhân dân | 125 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội |
11 | ĐH Sài Gòn | 273 An Dương Vương, Quận 5, Tp.HCM |
12 | ĐH Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh | 56 Hoàng Diệu 2, Linh Chiểu, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh |
13 | ĐH Trà Vinh | 126 Nguyễn Thiện Thành, Trà Vinh |
14 | ĐH Văn Lang | 45 Nguyễn Khắc Nhu, Q1, Tp. Hồ Chí Minh |
15 | ĐH Quy Nhơn | 170 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định |
16 | ĐH Tây Nguyên | 567 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk |
17 | ĐH Công nghiệp Tp.Hồ Chí Minh | 12 Nguyễn Văn Bảo, Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh |
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của LSX, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Mẫu phôi chứng chỉ ngoại ngữ của Bộ giáo dục thế nào? Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Mẫu bằng B2 Vstep là phôi bằng chứng chỉ được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Chứng chỉ được cấp bởi các trường được Bộ GD&ĐT cấp phép. Trên phôi bằng sẽ ghi rõ thông tin người sở hữu chứng chỉ, chứng nhận tham dự kỳ thi tiếng anh KNLNN 6 Bậc, số hiệu cấp chứng chỉ và những thông tin liên quan.
Thay vì các trường ĐH “tự chủ in phôi văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân”, theo quy định mới, các cơ sở giáo dục ĐH và cơ sở đào tạo giáo viên được in phôi chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân theo mẫu do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định sau khi báo cáo bằng văn bản với Bộ.
Mẫu phôi chứng chỉ phải gửi báo cáo Bộ, cơ quan quản lý trực tiếp, công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ sở giáo dục đóng trụ sở chính.
Riêng với phôi văn bằng giáo dục ĐH thì các cơ sở này vẫn được tự chủ thiết kế mẫu, in phôi… Tuy nhiên, nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học và phụ lục văn bằng giáo dục đại học vẫn phải thực hiện theo quy định chung do Bộ GD-ĐT quy định.
Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp;
Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông do giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo cấp;
Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm do người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo giáo viên cấp;
Văn bằng giáo dục đại học do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp; Giám đốc đại học cấp văn bằng giáo dục đại học cho người học của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trực thuộc (trừ các trường đại học thành viên)…