Hiện nay, việc nhân viên của các doanh nghiệp; công ty hay các tổ chức, đơn vị khác nghỉ việc là điều phổ biến. Theo đó, khi người lao động thôi việc, người sử dụng lao động sẽ soạn thảo quyết định thôi việc theo quy định pháp luật. Các bên chấm dứt quyền và nghĩa vụ sau khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo thỏa thuận. Vậy Mẫu quyết định thôi việc BHXH ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu
Mẫu quyết định thôi việc BHXH
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Hợp đồng lao động là một trong những điều kiện để người lao động được hưởng BHXH. Theo hợp đồng lao động, công ty sẽ quyết định tiếp tục gia hạn hợp đồng làm việc hoặc ra quyết định cho nghỉ việc hoặc ra quyết định sa thải…
Quyết định thôi việc là một loại văn bản được sử dụng trong các công ty, doanh nghiệp, đơn vị nào đó để quyết định cho người nào đó nghỉ việc; theo đó việc nghỉ việc của lao động có thể do ý chí của bên người lao động hoặc bên người sử dụng lao động.
Mẫu quyết định thôi việc là mẫu văn bản phổ biến được bộ phận nhân sự sử dụng thường xuyên. Mẫu quyết định thôi việc dùng để thông báo về vấn đề cho thôi việc đối với cán bộ, nhân viên theo đúng chuẩn với hợp đồng lao động hoặc do nguyên nhân đặc biệt nào đó.
Mẫu quyết định thôi việc gồm có các nội dung chính như:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên quyết định: Quyết định thôi việc
- Nội dung lý do thôi việc
- Ngày quyết định
- Chữ ký và đóng dấu của người đại diện có thẩm quyền.
Tùy vào từng vị trí cụ thể và đặc thù của công việc mà ban lãnh đạo sẽ ra những quyết định thôi việc khác nhau cho nhân viên. Sau khi quyết định nghỉ việc có hiệu lực người sử dụng lao động và người lao động sẽ chấm dứt hợp đồng lao động.
Mẫu quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ BHXH
Hiện tại, chưa có văn bản quy định nào quy định rõ một mẫu cụ thể về quyết định nghỉ việc. Sau đây Luật sư X tổng hợp một số nội dung chính như sau
- Phần đầu Ghi quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên quyết định là: quyết định cho nghỉ việc/thôi việc
- Các căn cứ : Căn cứ Bộ Luật Lao động; Căn cứ Hợp đồng lao động đã ký ngày … ;Xét Đơn xin nghỉ việc của Ông (Bà),….
- Người có thẩm quyền ra quyết định cho nghỉ việc
Ví dụ: giám đốc công ty / tổng giám đốc,..công ty cổ phần/ Công ty TNHH một thành viên,…
- Căn cứ để ra quyết định nghỉ việc này
- Nội dung của bản quyết định:
+ Cho ông/bà? hiện đang giữ chức vụ gì được nghỉ việc từ ngày tháng năm nào?
+ Các bộ phận, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trong việc thi hành quyết định này?
+ Ký và ghi rõ họ tên giám đốc/ban lãnh đạo
+ Nơi nhận, gồm ông/bà……………; bộ phận………….
Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau đây:
Cách thứ nhất: Nộp trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm hiểm xã hội cấp quận/ huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Nếu không thể trực tiếp nộp hồ sơ; bạn có thể nộp qua đường bưu điện đến cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp quận/ huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Cách thứ 2: Đây là cách mà cơ quan nhà nước khuyến khích và bắt buộc tại nhiều địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nộp hồ sơ online thông qua các phần mềm Bảo hiểm xã hội của các đơn vị cung cấp. Tuy nhiên việc đăng ký online đòi hỏi cần nhiều kinh nghiệm, hiểu biết để tránh sai sót, khó khăn.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ; cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành xem xét, xử lý hồ sơ và trả lời doanh nghiệp.
Có 2 trường hợp xảy ra như sau:
- Trường hợp 1: Doanh nghiệp nhận được Sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm xã hội của người lao động.
- Trường hợp 2: Cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ ra thông báo từ chối; hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi bổ sung hồ sơ.
Các giấy tờ gửi kèm để hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Giấy đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Quyết định thôi việc;
- Quyết định sa thải;
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
- Sổ bảo hiểm xã hội (bản chính).
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bị sa thải có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
- Các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Làm 9 năm được hưởng mấy tháng thất nghiệp theo quy định 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về Mẫu quyết định thôi việc BHXH. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu về tư vấn luật, giấy từ thủ tục hành chính, hồ sơ giải thể công ty TNHH 1 thành viên,…. Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, bảo hiểm xã hội có 02 loại, bao gồm:
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn phương thức; mức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Với loại hình này, Nhà nước có chính sách hỗ trợ người tham gia đóng tiền bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ tử tuất và hưu trí.
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Là bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức và bắt buộc người lao động, người sử dụng lao động phải tham gia. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ như: thai sản, ốm đau, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, hưu trí và tử tuất.
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng 5 chế độ cơ bản, cụ thể là: Chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất.
So với người lao động tham gia BHXH tự nguyện thì người lao động tham gia BHXH bắt buộc có thêm 3 chế độ là chế độ ốm đau; thai sản và chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.