Chào luật sư, tôi có một hợp đồng mua bán xe ô tô với một người quen trị giá 500 triệu đồng, và hợp đồng đã có hiệu lực nhưng trong quá trình chuyển nhượng lại xe thì có một số trục trặc do đây là tài sản chung của hai vợ chồng và vợ tôi không đồng ý, dẫn đến thời gian giao xe bị chậm trễ, bên mua cho tôi thêm thời gian 1 tháng để thuyết phục vợ và muốn bổ sung điều khoản nếu không giao xe phải bồi thường tiền cọc gắp 4 lần. Vậy mẫu sửa đổi hợp đồng hiện nay ra sao? Xin được tư vấn.
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng LSX tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng
Sau khi giao kết hợp đồng mặc dù hợp đồng đã có hiệu lực nhưng nội dung của hợp đồng có thể được sửa đổi tùy theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Việc sửa đổi nội dung của hợp đồng là việc thay đổi một phần hoặc một số nội dung của hợp đồng đã có hiệu lực.
Khoản 2 Điều 401 BLDS năm 2015 quy định: “Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật”.
Một là, sửa đổi hợp đồng xuất phát từ sự tự thỏa thuận của các bên. Trên cơ sở tự do, tự nguyện thỏa thuận, bản chất của hợp đồng cũng được xây dựng dựa trên cơ chế thỏa thuận, thống nhất ý chí của các chủ thể. Vậy nên, các bên cũng có quyền thỏa thuận sửa đổi nội dung hợp đồng.
Hai là, việc sửa đổi hợp đồng chỉ được chấp nhận khi hợp đồng đã có hiệu lực. Bởi trước khi giao kết hợp đồng, các bên trải qua quá trình thỏa thuận, thương lượng, thống nhất ý chí để hình thành nội dung của hợp đồng. Do đó, việc sửa đổi nội dung hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực được xem là các bên đang thỏa thuận, xác lập hợp đồng.
Ba là, việc sửa đổi chỉ có thể làm thay đổi một phần nội dung của hợp đồng. Bởi nếu sửa đổi toàn bộ nội dung hợp đồng thì đó không còn được gọi là sửa đổi nữa, mà gọi là thay thế hợp đồng, theo đó, bản hợp đồng cũ không còn hiệu lực pháp luật, thay vào đó là một bản hợp đồng mới có nội dung hoàn toàn khác. Bên cạnh đó, khi hợp đồng có hiệu lực các bên chỉ có thể sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng chứ không có quyền thay thế một bản hợp đồng mới.
Bốn là, nội dung phần hợp đồng sửa đổi sẽ có hiệu lực pháp luật thay thế phần nội dung cũ. Sửa đổi hợp đồng là cách mà các bên áp dụng để thay thế những điều khoản cũ bằng những điều khoản với nội dung mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh, và ý chí của các bên. Do đó, khi sửa đổi, nội dung mới sẽ có hiệu lực thay thế nội dung đã cũ.
-Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi nội dung hợp đồng và hợp đồng có thể thay đổi khi hoàn cảnh cơ bản của hợp đồng thay đổi. Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng thì sẽ gây nên thiệt hại nghiêm trọng cho một bên thì theo yêu cầu của họ, hợp đồng có thể chấm dứt hoặc sửa đổi để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
-Ngoài ra, hợp đồng sửa đổi phải tuân thủ theo hình thức của hợp đồng ban đầu. Hợp đồng có thể được giao kết dưới các hình thức như lời nói, hành vi, văn bản. Nếu hợp đồng ban đầu được lập dưới hình thức văn bản thì hình thức ghi nhận việc sửa đổi cũng phải được ghi nhận bằng văn bản, và hợp đồng sau khi sửa đổi cũng phải được thể hiện bằng văn bản.
-Quy định về việc sửa đổi hợp đồng nhằm tạo điều kiện cho các bên linh hoạt thực hiện hợp đồng phù hợp với sự thay đổi của tình hình chung. Ví dụ: A và B ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, theo đó hàng tháng A phải giao hàng đúng số lượng và chất lượng đã thỏa thuận đến cho B. Tuy nhiên,do tình hình dịch bệnh Covid19 mà hàng hóa không thể tiêu thụ được, do đó, A và B có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng về các điều khoản như giảm số lượng hàng giao hàng tháng xuống một nửa.
Căn cứ Điều 39 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực như sau:
- Việc sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, nếu không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên và được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch.
- Người thực hiện chứng thực gạch chân lỗi sai sót cần sửa, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào bên lề của hợp đồng, giao dịch nội dung đã sửa, họ tên, chữ ký của người sửa, ngày tháng năm sửa.
Như vậy, có thể sửa lỗi sai sót trong đánh máy trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực khi có thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, nếu không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên và được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Thời điểm phát sinh hiệu lực của việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng
Việc sửa hợp đồng đã có hiệu lực sẽ làm phát sinh thay đổi về một số điều khoản đã có hiệu lực chuyển sang một hoặc một số điều khoản mới do các bên thỏa thuận. Ở những sửa đổi mới này khi nào là thời điểm phát sinh hiệu lực thì mời bạn theo dỗi nội dụng sau.
Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng chính đã ký phát sinh hiệu lực áp dụng cho các bên thực hiện hợp đồng như sau:
Thứ nhất, đối với hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm công chứng hoặc thời điểm ghi nhận trong thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
Thứ hai, đối với hợp đồng không công chứng thì thì thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm ký kết hoặc thời điểm ghi nhận trong thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
Tranh chấp hợp đồng liên quan đến mẫu sửa đổi, bổ sung hợp đồng
Không hiếm các trường hợp sau khi sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng thì phát sinh tranh chấp ở các điều khoản mới. Việc vi phạm các điều khoản thỏa thuận sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của bên còn lại và diễn ra tranh chấp không mong muốn.
Dạng tranh chấp phổ biến liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng thường xảy ra là bên bị bất lợi khi triển khai hợp đồng cố tình không thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Vì vậy phát sinh việc tranh chấp, yêu cầu bồi thường thiệu hại.
Dạng tranh chấp thứ hai đó là thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng được giao kết vô hiệu không phát sinh nghĩa vụ cho các bên, từ đó bên có quyền lợi bị ảnh hưởng khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu sửa đổi hợp đồng”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý như Thủ tục ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 38 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch như sau:
Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực chỉ được thực hiện khi có thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch. Trường hợp sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể chứng thực tại bất kỳ cơ quan có thẩm quyền chứng thực nào; cơ quan đã thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã chứng thực trước đây về nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc để ghi chú vào sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Như vậy, có thể thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực chỉ khi có thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Nhiều trường hợp khi hợp đồng xảy ra tranh chấp, đối tác nói rằng công ty họ không biết để phụ lục sửa đổi, điều chỉnh hợp đồng nên họ không thực hiện. Giải quyết vướng mắc này bạn nên biết giá trị của thỏa thuận sửa đổi hợp đồng nằm ở việc đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết đúng quy định pháp luật chứ không phụ thuộc vào việc công ty chủ quản có nắm bắt được nội dung sửa đổi, bổ sung của hợp đồng hay không.
Căn cứ Điều 39 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực như sau:
Việc sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, nếu không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên và được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Người thực hiện chứng thực gạch chân lỗi sai sót cần sửa, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào bên lề của hợp đồng, giao dịch nội dung đã sửa, họ tên, chữ ký của người sửa, ngày tháng năm sửa.