Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi là hiện nay theo quy định của pháp luật thì hồ sơ khai nhận di sản thừa kế bao gồm những gì? Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế năm 2022 quy định như thế nào? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật ra sao? Xin được giải đáp.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định “Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế” LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Di sản thừa kế là gì?
- Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
- Di sản thừa kế có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.
- Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ,tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Khai nhận di sản thừa kế
- Hồ sơ pháp lý các bên khai nhận di sản thừa kế.
– CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm bản sao) của từng người
– Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao)
– Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm bản sao)
– Giấy ủy quyền cho Việt An.
– Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.
- Hồ sơ pháp lý của người để lại di sản thừa kế
– Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).
– Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm bản sao)
– Di chúc (nếu có)
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở (bản chính kèm bản sao); Giấy phép mua bán, chuyển dịch nhà cửa – hợp thức hóa do UBND quận/huyện cấp có xác nhận của Phòng thuế trước bạ và thổ trạch TP. HCM; Văn tự bán nhà được UBND chứng nhận (nếu có); Biên lai thu thuế nhà đất (nếu có)
– Giấy phép xây dựng (nếu có)
– Biên bản kiểm tra công trrình hoàn thành (nếu có)
– Bản vẽ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện, đã được UBND hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường xác nhận kiểm tra nội nghiệp, quy hoạch (nếu có)/.
– Giấy tờ về tài sản khác (Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy xác nhận của ngân hàng mở tài khoản, giấy đăng ký xe ô tô, cổ phiếu, …)
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật?
- Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, nếu như người chết để lại di chúc sẽ chia thừa kế theo di chúc, nếu như không có di chúc sẽ chia thừa kế theo pháp luật.
- Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản thừa kế chết.
- Các quy định pháp luật hiện nay không bắt buộc người thừa kế phải khai nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên, để hợp pháp hóa quyền sở hữu của mình đối với di sản do người chết để lại, thì khai nhận di sản thừa kế là cần thiết.
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế: Để khai nhận di sản thừa kế, bạn cần làm thủ tục tại văn phòng công chứng/ phòng công chứng.
- Quy trình khai nhận di sản tại phòng công chứng như sau:
– Người yêu cầu công chứng nộp các giấy tờ sau cho công chứng viên/ cán bộ thụ lý hồ sơ
– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng công chứng
- Hồ sơ bao gồm: Bản sao có công chứng các giấy tờ sau:
– Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế
– CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người nhận di sản thừa kế
– Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện)
– Giấy chứng tử của người chết
– Di chúc
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế của người chết ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp , sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần…).
- Số lượng hồ sơ: 1 bộ.
- Tiếp đó, Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.
- Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản
- Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
- Đối với những tài sản cần phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được xác nhận, bạn phải tiến hành đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mời bạn xem thêm
- Thời điểm chia di sản thừa kế là khi nào?
- Pháp luật quy định có được từ chối nhận di sản thừa kế không?
- Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ nuôi hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, khung hình phạt gây tai nạn giao thông, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, kết hôn với người Nhật Bản… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Liên hệ hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Do đó, vẫn có thể yêu cầu tòa án trì hoãn việc chia di sản thừa kế theo quy định này.
Trong trường hợp mà sau khi hết thời gian gia hạn là 03 năm thì có quyền cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.
Khi di chúc bị mất mà không có căn cứ chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì được xem là không có di chúc và di sản được chia theo pháp luật.