Năm 2023 hành vi mua bán thuốc lá điện tử có bị cấm không?

bởi TranQuynhTrang
Năm 2023 hành vi mua bán thuốc lá điện tử có bị cấm không?

Hiện nay tai các trường học, tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử không khó để bắt gặp, nhiều thắc mắc đặt ra rằng xử lý hành vi mua bán thuốc lá điện tử này ra sao là vấn đề được quan tâm nhiều tới. Vậy theo quy định pháp uật nước ta hiện nay, hành vi mua bán thuốc lá điện tử có bị cấm không? Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào? Bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của LSX để nắm được quy định về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Thuốc lá điện tử là gì?

Thuốc lá điện tử được hiểu là dạng mô phỏng theo hình dạng chức năng của thuốc lá thông thường, không tạo khói mà tạo ra luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thật.

Căn cứ Khoản 2, Điều 3, Nghị định 67/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá, theo đó sản phẩm thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.

Như vậy thuốc lá điện tử được xem là một sản phẩm thuốc lá.

Hành vi mua bán thuốc lá điện tử có bị cấm không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, khoản 4 Điều 2 Nghị định 106/2017/NĐ-CP, khoản 13 Điều 4 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP, khoản 7 Điều 3 Nghị định 08/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá như sau:

3. Điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá:

a) Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012

d) Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh”

Căn cứ vào điểm a khoản 3, khoản 5, khoản 7 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh như sau:

Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều này.

Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) về mức phạt tiền như sau:

Năm 2023 hành vi mua bán thuốc lá điện tử có bị cấm không?
Năm 2023 hành vi mua bán thuốc lá điện tử có bị cấm không?

4. Mức phạt tiền:

b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Theo quy định trên, thuốc lá điện tử là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được phép kinh doanh tại Việt Nam. Người kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thì mới được phép buôn bán hoặc bán lẻ sản phẩm thuốc lá điện tử.

Hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử mà không có giấy phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân, và từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, người vi phạm bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định.

Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào Khoản 9 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định về những hành vi bị cấm như sau:

Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá được quy định như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá;

+ Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;

+ Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

– Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đối với thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy.

Theo đó, Người bán thuốc lá điện tử cho học sinh có thể sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, còn đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Căn cứ khoản 3 Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về các hành vi học sinh không được làm bao gồm:

+ Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

Tại Khoản 2 Điều 38 Điều lệ này có quy định học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

+ Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

+ Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

+ Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như quy định trên.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Năm 2023 hành vi mua bán thuốc lá điện tử có bị cấm không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Mua bán thuốc lá điện tử nhập lậu bị xử lý thế nào?

Mua bán thuốc lá điện tử nhập lậu được pháp luật coi là hành vi buôn bán hàng cấm. Người có hành vi kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu có thể bị xử lý hình sự về tội “Sản xuất, buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 190 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Theo đó, người có hành vi buôn bán thuốc lá điện tử nhập lậu có thể bị xử lý hình sự với hình phạt tù cao nhất lên đến 15 năm, nếu pháp nhân vi phạm có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tiền lên đến 200.000.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ  01 năm đến 05 năm; pháp nhân vi phạm có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Thẩm quyền cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá như thế nào?

+ Bộ Công Thương cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá;
+ Sở Công Thương cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá;
+ Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh – sau đây gọi chung là Phòng Công Thương) cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá

Nhãn hiệu thuốc lá cần đáp ứng điều kiện gì để được tiêu thụ?

+ Sản phẩm thuốc lá chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam khi đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp tại Việt Nam.
+ Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ tại Việt Nam phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
+ Chỉ các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được phép in nhãn hoặc hợp đồng với cơ sở in để in nhãn bao bì thuốc lá.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm