Thị trường chứng khoán năm 2021 và đầu năm 2022 vừa qua đã chứng kiến một số vụ bê bối của nhiều ông chủ lớn đầu cơ trục lợi bằng cách mua, bán trái phép “chui” cổ phiếu mà không báo cáo. Đây là hành vi mang tính không minh bạch, không đảm bảo sự công khai, mang lại nhiều rủi ro trong thị trường chứng khoán. Vậy hành vi mua bán trái phép cổ phiếu bị xử lý như thế nào theo quy định?
Tại bài viết sau đây, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “ Mua bán trái phép cổ phiếu bị xử lý như thế nào theo quy định ”. Mong rằng bài viết sẻ mang đến bạn đọc nhiều điều bổ ích .
Căn cứ pháp lý
Mua bán trái phép “chui” cổ phiếu là gì?
Trước tiên, pháp luật Việt Nam hiện tại không có khái niệm nào gọi là “Mua bán trái phép cổ phiếu hay còn gọi là bán chui cổ phiếu”. Là ngôn ngữ nói thông dụng hằng ngày thể hiện việc cổ đông sáng lập và người có liên quan mua, bán cổ phiếu mà không đăng ký giao dịch trước tối thiểu 03 ngày làm việc theo quy định của Thông tư 96/2020/TT-BTC.
Cụ thể tại Khoản 1 Điều 32 và Khoản 7 Điều 33 của Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định:
- Tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày thực hiện giao dịch, cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật về doanh nghiệp phải gửi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch), Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty đại chúng và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về việc thực hiện giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trường hợp chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập, người thực hiện chuyển nhượng phải gửi bổ sung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chuyển nhượng nêu trên.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được báo cáo liên quan đến sự thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông sáng lập theo quy định tại Điều này, công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải công bố trên trang thông tin điện tử của công ty.
Nguyên tắc xác định mức xử phạt
Nghị định 128/2021/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm: Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán khi có hành vi vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại nghị định này.
Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhiều lần và các vi phạm này được phát hiện ở cùng một thời điểm nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt thì xử phạt vi phạm hành chính một lần về hành vi vi phạm, đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
Đối với các trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần dưới đây bị xử phạt về một hành vi có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần:
Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi báo cáo không đúng thời hạn hoặc không báo cáo khi có sự thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng hoặc khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng hoặc khi không còn là cổ đông lớn hoặc không còn là nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 33 nghị định này…
Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 nghị định này là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 5 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân.
Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản này để xử phạt.
Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.
Mua bán trái phép cổ phiếu không công bố thông tin bị xử lý như thế nào theo quy định
Quy định giao dịch trên thị trường chứng khoán yêu cầu người nội bộ của công ty phải công bố thông tin trước và sau giao dịch hoặc khi có thay đổi sở hữu đối với cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng. Đây là quy định cơ bản về công bố thông tin được quy định tại Luật Chứng khoán.
Vi phạm công bố thông tin trước giao dịch là một trong các hành vi chịu mức phạt hành chính lớn nhất trong nhóm các vi phạm quy định về giao dịch cổ phiếu.
Theo Nghị định số 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch được nêu rõ trong khoản 5 điều 33.
Cụ thể, hành vi này sẽ chịu xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:
- a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;
- c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;
- d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
- g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
- h) Phạt tiền 3% đến 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế nếu giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên. Trường hợp mức phạt tiền cao hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này. Cụ thể là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân;
Hành vi giao dịch ngoài khoảng thời gian đăng ký hoặc ngoài khoảng thời gian Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc công ty con công bố thông tin, vượt quá giá trị đăng ký cũng tính mức xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế tính theo mệnh giá. Nếu giao dịch có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên cũng áp dụng hình thức phạt cao nhất là phạt tiền từ 1% đến 2% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế, nhưng sẽ thấp hơn mức phạt tiền cao hơn mức phạt tiền tối đa.
Hai vi phạm này còn có thêm hình thức xử phạt bổ sung. Theo đó, người thực hiện giao dịch mà không báo cáo về việc dự kiến giao dịch với giá trị trên 10 tỷ đồng sẽ bị buộc đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn 03-05 tháng. Còn với giao dịch ngoài khoảng thời gian đăng ký hoặc ngoài khoảng thời gian Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc công ty con công bố thông tin, vượt quá giá trị đăng ký, thời gian đình chỉ là 01-03 tháng.
Hành vi không báo cáo về kết quả thực hiện giao dịch có khung hình phạt tương tự với mức phạt cao nhất là 150 triệu đồng. Trường hợp báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch, mức phạt thấp hơn, tối đa 75 triệu đồng. Mức xử phạt hai hành vi này tính theo giá trị chứng khoán giao dịch đăng ký theo mệnh giá.Theo Luật Chứng khoán năm 2019, người nội bộ là người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy quản trị, điều hành của doanh nghiệp, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Trong đó, người nội bộ của doanh nghiệp là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm; Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát (Kiểm soát viên), thành viên Ban kiểm toán nội bộ; thư ký công ty, người phụ trách quản trị công ty, người được ủy quyền công bố thông tin.
Ngoài trách nhiệm công bố thông tin của người nội bộ, nhà đầu tư có sự thay đổi tỷ lệ sở hữu tại công ty trong một số trường hợp thuộc diện phải báo cáo kết quả sau khi thực hiện giao dịch. Bao gồm trường hợp có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết (phạt tiền 25-35 triệu đồng) và khi trở thành hoặc không còn là cổ đông lớn – sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết (phạt tiền 50-70 triệu đồng).
Mời bạn xem thêm:
- Đơn kháng cáo có được điểm chỉ không theo quy định 2022?
- Tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt thế nào theo quy định?
- Hướng dẫn xin cấp lại tờ rời BHXH online năm 2022
- Tội phạm chết trong nơi tạm giam được giải quyết như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mua bán trái phép cổ phiếu bị xử lý như thế nào theo quy định?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục đăng ký logo, giải thể doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, tra mã số thuế cá nhân, điều kiện hoạt động lưu ký chứng khoán… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Để có thể mua – bán cổ phiếu hết bạn phải có tài khoản tại CTCK và đã có mật khẩu cho giao dịch trực tuyến. Sau đó sẽ có bốn kênh giao dịch để bạn có thể thực hiện đặt lệnh mua-bán cổ phiếu. Đó là: Kênh đặt lệnh trên máy tính cá nhân, Kênh đặt lệnh trên thiết bị di động, kênh gọi điện thoại cho nhân viên quản lý tài khoản và kênh gọi điện thoại đến tổng đài.
Giá tham chiếu của một cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày hôm nay chính là giá đóng cửa của cổ phiếu đó ở phiên giao dịch hôm qua
Khi kết thúc một phiên giao dịch hàng ngày (bắt đầu từ 9h00 tới 14h45). Giá một cổ phiếu lúc đóng cửa vào cuối phiên giao dịch sẽ xảy ra ở một trong ba trường hợp sau:
Cổ phiếu tăng giá so với giá tham chiếu (giá xanh)Cổ phiếu giảm giá so với giá tham chiếu (giá đỏ) Giá cổ phiếu không thay đổi (vẫn là giá tham chiếu – giá vàng).
Bạn có thể quan sát được cổ phiếu đang khớp lệnh mua-bán ở giá xanh, giá đỏ, hay giá vàng dựa vào cách xem bảng giá chứng khoán ngay trong phiên giao dịch.
Khi người mua cổ phiếu thì luôn có kỳ vọng kiếm được lợi nhuận, lợi nhuận đến từ 2 nguồn chính:
+Sự tăng giá cổ phiếu. vd: Khi bạn mua cổ phiếu giá 20.000đồng/CP và bán ra với giá 30.000đồng/CP. Khi đó bạn sẽ có lãi là 10.000 đồng/cổ phiếu (50%)
+Hưởng lợi từ cổ tức. Là số tiền công ty trả cho cổ đông hàng năm, ví dụ cổ tức là 2.000 đồng/CP.
Như vậy theo trường hợp như trên, khi mua 20K và bán 30K, cổ tức 2K thì tổng số tiền bạn lời lúc này sẽ là 12.000đồng/CP .