Đất khai hoang chủ yếu được hình thành từ những năm 90 trở về trước và được sử dụng khá phổ biến. Những vướng mắc như đất khai hoang mà nhiều người đang băn khoăn và liệu đất khai hoang có được cấp Sổ đỏ hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Mua đất khai hoang không có giấy tờ phải làm sao?” qua bài viết dưới đây nhé!
Mua đất khai hoang không có giấy tờ
Hiện nay pháp luật đất đai không có quy định hay giải thích thế nào là đất khai hoang.
Trước ngày 27/11/2017, đất khai hoang được quy định rõ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 52/2014/TT-BNNPTNT như sau:
“Đất khai hoang: Là đất đang để hoang hóa, đất khác đã quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”.
Tuy nhiên, đây không phải văn bản quy phạm pháp luật chuyên về đất đai (quy định này không hoàn toàn thống nhất với những những quy định của pháp luật đất đai hiện hành) và Thông tư này đã hết hiệu lực từ ngày 27/11/2017.
Đất khai hoang là cách gọi phổ biến của người dân, căn cứ vào thực tiễn sử dụng và nguồn gốc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có thể hiểu như sau:
Đất khai hoang là đất đang để hoang hóa, đất khác mà thời điểm sử dụng đất trên thực địa không thuộc quyền sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác. Việc sử dụng đất khai hoang là sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định pháp luật.
Đất khai hoang có được cấp Sổ đỏ không?
Đất khai hoang trên thực tế chủ yếu là đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 101 Luật Đất đai 2013 và hướng dẫn bởi các Điều 20, 21, 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Trường hợp 1: Hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
Điều kiện 2: Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Điều kiện 3: Nay được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.
Trường hợp 2: Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) và không vi phạm pháp luật đất đai.
Khi hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận chỉ một số trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất.
Trường hợp 3: Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/7/2014, cụ thể:
– Căn cứ khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng (loại đất chưa xác định mục đích sử dụng) thì xử lý như sau:
+ Trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.
Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi thu hồi nhưng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định.
+ Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc quy hoạch cho mục đích như trên thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận.
Riêng trường hợp sử dụng đất ổn định và không có tranh chấp sẽ được cấp Giấy chứng nhận.
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (được cấp Giấy chứng nhận) theo hạn mức do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định;
Nếu vượt hạn mức thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.
Như vậy, dù là đất khai hoang nhưng chỉ cần có đủ điều kiện theo quy định trên sẽ được cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Mua đất khai hoang không có giấy tờ có được không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 có quy định như sau :
“Điều 22 : Việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê”.
Theo đó, Đất nông nghiệp mà gia đình bạn tự khai hoang trước 01/7/2014, nếu đất nông nghiệp đó vẫn đang được sử dụng và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, tức là sẽ được cấp giấy chứng nhận; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.
Mời bạn xem thêm
- Người ta căn cứ vào đâu để phân loại đất?
- Ký hiệu đất ở đô thị được quy định như thế nào?
- Thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
- Thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
- Ký hiệu đất ở đô thị được quy định như thế nào?
- Các loại đất trong quy hoạch đô thị
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Mua đất khai hoang không có giấy tờ phải làm sao?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, quy định tạm ngừng kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu đất khai hoang là đất hoang hóa, thuộc vào nhóm đất chưa được sử dụng (chưa được xác định mục đích dùng) mà nay lại được người dân khai phá và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chấp nhận. Hành động này được nhà nước khuyến khích thực hiện và gọi đó là đất khai hoang.
Ngược lại với đó là hành động lấn chiếm đất đai. Sử dụng đất khi chưa được sự phê duyệt của các cơ quan chức năng, thuộc nhóm hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định tại điều 03 của nghị định 102/2014/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong đất đai thì hành động lấn chiếm đất đai được hiểu là:
Lấn đất là hành vi của người sử dụng đất chủ động dịch chuyển dấu mốc đã được phân chia, làm thay đổi ranh giới của mảnh đất đó với ranh giới của những mảnh đất liền kề.
Chiếm đất là hành vi chiếm giữ, sử dụng đất trái phép của người có hành vi vi phạm quy định của nhà nước trong đất đai như: đất hết thời hạn được nhà nước cho thuê, giao đất mà hết thời hạn mà người đó cố ý không trả lại.
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Xác nhận của UBND cấp xã về sử dụng đất ổn định, lâu dài;
– Xác nhận của UBND cấp xã về việc không có tranh chấp; phù hợp với quy hoạch;
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như: Biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…
Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp khi xin cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất đối với chủ sở hữu bao gồm:
– Lệ phí trước bạ, mức thu lệ phí trước bạ với nhà, đất là 0,5%
– Lệ phí cấp sổ đỏ
– Chi phí khác: Phí đo đạc, thẩm định,…
Dù đất đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất hoặc đất khai hoang đủ điều kiện làm giấy chứng nhận quyền sử dụng nhưng chưa làm sổ đỏ hoặc đất khai hoang không có giấy tờ xác nhận thì vẫn sẽ có thể bị thu hồi theo quy định nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người