Khi gửi tiền tại đa số các ngân hàng, tổ chức tín dụng thì cá nhân sẽ được hưởng bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp ngân hàng, tổ chức tín dụng mất khả năng chi trả tiền gửi cho những người gửi tiền. Để bảo đảm quyền lợi của bản thân khi gửi tiền thì cá nhân cần nắm được quy định về trả tiền bảo hiểm tiền gửi. Một điều mà những người gửi tiền có thể quan tâm đó là mức bồi thường bảo hiểm tiền gửi. Vậy, Mức bồi thường bảo hiểm tiền gửi năm 2023 là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012
- Thông tư 24/2014/TT-NHNN
- Quyết định 32/2021/QĐ-TTg
Bảo hiểm tiền gửi là gì?
Tại Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 giải thích bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
Trong đó:
– Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.
Loại tiền gửi nào được bảo hiểm?
Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 quy định tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng dưới các hình thức sau đây:
– Tiền gửi có kỳ hạn.
– Tiền gửi không kỳ hạn.
– Tiền gửi tiết kiệm.
– Chứng chỉ tiền gửi.
– Kỳ phiếu.
– Tín phiếu.
– Các hình thức tiền gửi khác.
Lưu ý: Tiền gửi được bảo hiểm không bao gồm:
– Tiền gửi của người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
– Tiền gửi của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó
– Tiền gửi của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
– Tiền mua giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tín dụng phát hành.
Người gửi tiền được trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào?
Điều 22 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 đã quy định thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm như sau:
“Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.“
Như vậy, khi ngân hàng, tổ chức tín dụng phá sản hoặc mất khả năng chi trả tiền gửi cho khách hàng sẽ làm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Việc trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền được thực hiện bởi tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Căn cứ Điều 23 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 thì thời hạn trả tiền bảo hiểm là 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Mức bồi thường bảo hiểm tiền gửi là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 25 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một ngân hàng, tổ chức tín dụng bao gồm:
– Tiền gốc và tiền lãi.
– Tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm.
Tại Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm như sau:
“Điều 3. Hạn mức trả tiền bảo hiểm
Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu đồng).”
Như vậy, hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng.
Thủ tục trả tiền bảo hiểm như thế nào?
Tại Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-NHNN quy định về thủ tục trả tiền bảo hiểm như sau:
“Điều 9. Thủ tục trả tiền bảo hiểm
1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải gửi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm. Hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm do người đại diện tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi quy định tại khoản 2 Điều này ký, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị trả tiền bảo hiểm theo mẫu quy định của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
b) Danh sách người được bảo hiểm tiền gửi theo mẫu quy định của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, trong đó ghi rõ số tiền gửi được bảo hiểm (bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi) và khoản nợ tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (nếu có, bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi) của từng người được bảo hiểm tiền gửi tính đến ngày phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; số tiền bảo hiểm đề nghị trả cho từng người được bảo hiểm tiền gửi.
c) Bản sao văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Người đại diện tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thực hiện các thủ tục đề nghị trả tiền bảo hiểm:
a) Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tiếp tục là người đại diện tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để thực hiện các thủ tục đề nghị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền.
b) Trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị khuyết người đại diện theo pháp luật hoặc trong trường hợp cần thiết khác, Ngân hàng Nhà nước chỉ định cán bộ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hoặc cán bộ của Ngân hàng Nhà nước là người đại diện tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thực hiện các thủ tục đề nghị trả tiền bảo hiểm.
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiến hành kiểm tra các chứng từ, sổ sách để xác định số tiền bảo hiểm phải chi trả.
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để phục vụ việc kiểm tra, xác định số tiền chi trả.
Trường hợp kiểm tra chứng từ, sổ sách để xác định số tiền chi trả phát hiện dấu hiệu vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo cáo, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, kiểm tra, thanh tra, xử lý.
Căn cứ kết quả kiểm tra của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam lập danh sách người được trả tiền bảo hiểm và số tiền bảo hiểm trả cho từng người.
4. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải có phương án trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi; thông báo công khai về địa điểm, thời gian, phương thức trả tiền bảo hiểm trên ba số liên tiếp của một tờ báo trung ương, một tờ báo địa phương nơi đặt trụ sở chính, các chi nhánh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và trên một báo điện tử của Việt Nam; niêm yết danh sách người được trả tiền bảo hiểm và số tiền bảo hiểm trả cho từng người tại địa điểm đã thông báo.“
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mức bồi thường bảo hiểm tiền gửi năm 2023 là bao nhiêu?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Chuyển đất ruộng lên thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bảo hiểm tiền gửi có bắt buộc không theo quy định 2023?
- Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp ngân hàng phá sản
- Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi theo quy định 2022
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 27 Luật Bảo hiềm tiền gửi 2012 quy định về xử lý số tiền gửi vượt hạn mức trả tiền bảo hiểm như sau:
“Điều 27. Xử lý số tiền gửi vượt hạn mức trả tiền bảo hiểm
Số tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.“
Như vậy, trường hợp số tiền gửi vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm thì số tiền đó được xử lý trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về việc tham gia bảo hiểm tiền gửi như sau:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Theo đó, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi (trừ ngân hàng chính sách) đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Trong đó, tại Điều 4 Nghị định 68/2013/NĐ-CP liệt kê các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân bao gồm:
– Ngân hàng thương mại.
– Ngân hàng hợp tác xã.
– Quỹ tín dụng nhân dân.
– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các tổ chức này phải được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đều phải niêm yết công khai bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại các địa điểm sau:
– Trụ sở chính.
– Chi nhánh.
– Các điểm giao dịch có nhận tiền gửi của cá nhân.
Như vậy, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đang nhận tiền gửi tiết kiệm hợp pháp của cá nhân đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.