Bảo hiểm xã hội là việc người lao động trích một phần thu nhập của mình định kì nộp cho quỹ bảo hiểm xã hội rồi từ đó thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi bị giảm hoặc mất thu nhập do sự kiện không thể đi làm. Với mức lương cao sẽ có quy định về mức đóng bảo hiểm cao hơn, và trong đó giám đống là thành phần có mức lương được quy định sẽ đóng mức bảo hiểm khác với người lao động khác. Vậy Mức đóng bảo hiểm xã hội cho giám đốc như thế nào? Pháp luật quy định ra sao về Mức đóng bảo hiểm xã hội cho giám đốc?
Tất cả sẽ được LSX giải đáp trong bài viết sau. Hi vọng mang lại thông tin bổ ích đến với mọi người.
Căn cứ pháp lý
Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Giám đốc (Doanh nghiệp) là gì?
Giám đốc (doanh nghiệp) là thành viên trong nhóm quản lý của doanh nghiệp làm nhiệm vụ dẫn dắt hoặc giám sát một khu vực, bộ phận chức năng cụ thể tại doanh nghiệp. Hiện nay, trong 1 doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều giám đốc tùy theo quy mô và điều lệ của doanh nghiệp đó.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 24, Điều 4, Luật doanh nghiệp 2020, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Theo quy định này chức danh Giám đốc thuộc người quản lý doanh nghiệp và trong một số trường hợp giám đốc là người sử dụng lao động.
Bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể như sau :
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Mức đóng bảo hiểm xã hội cho giám đốc
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2, Khoản 1 Điều 85, Khoản 1 Điều 86, Khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Khoản 2 và Khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11.11.2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thi:
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên và người quản lý doanh nghiệp là Giám đốc doanh nghiệp có hưởng tiền lương thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động. Đối với người quản lý doanh nghiệp là tiền lương do doanh nghiệp quyết định;
Trường hợp mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng).
Như vậy, trường hợp giám đốc doanh nghiệp có mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng).
Giám đốc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định 115/2015/NĐ-CP ban hành ngày 11/11/2015 quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc là người quản lý của doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, do đó giám đốc doanh nghiệp vẫn phải đóng BHXH theo quy định.
Giám đốc có phải tham gia BHYT, BHTN không?
Bên cạnh việc phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo quy định giám đốc cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Giám đốc có phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc không?
Theo Khoản 6, Điều 1, Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) gồm:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ vào quy định trên giám đốc là người quản lý doanh nghiệp mà hưởng tiền lương (giám đốc được hội đồng quản trị thuê quản lý) thuộc đối tượng phải tham gia đóng BHYT bắt buộc.
Giám đốc có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Theo Quy định tại Điều 43, Luật Việc làm 2013 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
Căn cứ theo quy định như đã nêu trên thì không phải tất cả các Giám đốc đều phải đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chỉ có các giám đốc có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mới phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy giám đốc có phải đóng bảo hiểm xã hội, ngoài ra còn phải đóng thêm các khoản bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp khi có hợp đồng lao động. Trong trường hợp giám đốc là chủ đơn vị doanh nghiệp thì không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Cách xác định tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.
Theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm bắt buộc gồm:
- Mức lương:
- Phụ cấp
- Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu
Theo quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động như sau:
Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động binh thưởng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng
Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%, công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chức năng của Giám đốc công ty TNHH mtv là gì?
- Giám đốc có được ký hợp đồng với chính mình hay không?
- Doanh nghiệp tư nhân có được thuê Giám đốc hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mức đóng bảo hiểm xã hội cho giám đốc“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn”.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần dựa trên số năm đã đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội”.
Cụ thể công thức tính bảo hiểm xã hội một lần theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo công thức sau:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần = (1,5 x MBQTL x Thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014) + (2 x MBQTL x Thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau năm 2014).
Trong đó:
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là ½ năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm.
Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ 01/01/2014 trở đi.
Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mbqtl = (Số tháng đóng bảo hiểm xã hội x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Mức điều chỉnh hàng năm) : Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội