Mức hưởng BHYT của cựu chiến binh năm 2023 là bao nhiêu?

bởi Hoàng Yến
Mức hưởng BHYT của cựu chiến binh năm 2023 là bao nhiêu?

Cựu chiến binh là thuật ngữ dùng để chỉ những người đã từng tham gia vào quân đội hoặc lực lượng vũ trang của một quốc gia trong cuộc chiến hoặc xung đột nào đó. Đối tượng được coi là cựu chiến binh bao gồm các người lính, sĩ quan, hoặc thành viên khác trong quân đội đã từng tham gia vào các hoạt động chiến tranh, hòa bình, hay tuần tra. Cựu chiến binh có thể bao gồm những người đã nghỉ hưu hoặc không còn hoạt động trong dịch vụ quân sự nữa. Nhà nước ta luôn có các chính sách hỗ trợ cho đối tượng là cựu chiến binh, cụ thể là các chính sách về bảo hiểm y tế. Sau đây, LSX cung cấp đến quý đọc giả các thông tin pháp luật về mức hưởng BHYT của cựu chiến binh năm 2023 là bao nhiêu? Hy vọng bài viết hữu ích với quý đọc giả!

Căn cứ pháp lý

  • Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005
  • Nghị định 150/2006/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 157/2016/NĐ-CP)
  • Nghị định 146/2018/NĐ-CP

Đối tượng nào được xem là cựu chiến binh?

Để có được tự do, độc lập, đất nước hòa bình, phát triển như ngày hôm nay, tất cả là nhờ những sự cống hiến, sự hy sinh và nỗ lực không ngừng của các chiến binh được thể hiện qua những đóng góp và hy sinh của họ trong các cuộc chiến tranh xâm lược. Vậy đối tượng nào là được xem là cựu chiến binh theo chính sách Nhà nước, pháp luật? LSX sẽ cung cấp nội dụng luật định cụ thể như sau:

Trước hết, căn cứ tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005 thì Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ.

Và theo Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 157/2016/NĐ-CP) quy định về đối tượng được công nhận là Cựu chiến binh như sau:

– Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 như Đội tự vệ đỏ, du kích Ba Tơ, du kích Bắc Sơn, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và các đơn vị vũ trang khác do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo.

– Cán bộ, chiến sĩ gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế từ ngày 30/4/1975 trở về trước (ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng).

– Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc quy định gồm:

+ Đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm ở miền Bắc  từ ngày 20/7/1954 về trước (ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương);

+ Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27/01/1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc), đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

+ Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích ở miền Nam từ ngày 30/4/1975 trở về trước, đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo sự quản lý, phân công hoặc giao nhiệm vụ của tổ chức, cơ sở cách mạng có thẩm quyền.

– Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm từ ngày 30/4/1975 về trước.

– Cán bộ, chiến sĩ gồm:

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sau ngày 30/4/1975;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.

Đồng thời, theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP quy định các đối tượng trên sẽ không được công nhận Cựu chiến binh nếu thuộc các trường hợp sau:

– Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc;

– Người bị kết án tù mà chưa được xoá án tích.

Mức hưởng BHYT của cựu chiến binh năm 2023 là bao nhiêu?

Mức hưởng BHYT của cựu chiến binh năm 2023 là bao nhiêu?

Điều kiện được cấp thẻ bảo hiểm y tế của cựu chiến binh

Ghi nhận công lao to lớn của các chiến binh sẵn sàng phục vụ tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách hỗ trợ trong đó về việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cựu chiến binh. Để được cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cựu chiến binh, thông thường có một số điều kiện cần đáp ứng. Tuy nhiên, các quy định và điều kiện cụ thể có thể khác nhau tùy theo quốc gia và hệ thống bảo hiểm y tế mà cựu chiến binh đang tham gia. Dưới đây là một số điều kiện phổ biến mà cựu chiến binh thường phải đáp ứng:

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì những đối tượng sau sẽ được xác định là cựu chiến binh và được ngân sách nhà nước đóng BHYT, cụ thể bao gồm:

– Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 150/2006/NĐ-CP), được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 157/2016/NĐ-CP).

– Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh và tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:

+ Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (sau đây gọi tắt là Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 chuyên ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

+ Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg .

Mức hưởng BHYT của cựu chiến binh năm 2023 là bao nhiêu?

Thông tin về mức hưởng Bảo hiểm y tế (BHYT) của cựu chiến binh năm 2023 có thể khác nhau tùy theo quy định của từng quốc gia hoặc khu vực. Đối với hệ thống pháp luật Việt Nam ban hành chính sách thì mức hưởng BHYT của cựu chiến binh năm 2023 là bao nhiêu? Thông tin chi tiết có ngay bên dưới, mời quý đọc giả theo dõi ngay!

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:

“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;”

Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng cựu chiến binh khi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được thanh toán chi phí với mức tối đa là 100%.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mức hưởng BHYT của cựu chiến binh năm 2023 là bao nhiêu?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Quy trình đổi sổ đỏ sang sổ hồng cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình. Hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Cựu chiến binh có nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 thì Cựu chiến binh có các nghĩa vụ như sau:
– Cựu chiến binh phải phát huy truyền thống cách mạng, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tham gia bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích của dân tộc.
– Cựu chiến binh phải gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, học tập, tuyên truyền, vận động nhân dân, gia đình chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
– Cựu chiến binh có trách nhiệm tích cực tham gia thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, tham gia hoà giải, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Cựu chiến binh có trách nhiệm tích cực tham gia phát triển kinh tế – xã hội, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Chế độ trợ cấp khi thôi công tác Hội cựu chiến binh ra sao?

Theo đó, Cựu chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với Cách mạng hàng tháng khi thôi công tác ở Hội Cựu chiến binh sẽ được hưởng trợ cấp.
Số tiền trợ cấp cụ thể được nêu cụ thể như sau:
Với Cựu chiến binh công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã
Mức trợ cấp = ½ x [Lương chức danh + phụ cấp chức vụ (nếu có) + 5% mức lương tái cử, tái bổ nhiệm (nếu có)] x số năm công tác
Với Cựu chiến binh là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã
Mức trợ cấp = ½ x Phụ cấp hiện hưởng hàng tháng x Số năm công tác
Trong đó:
Số năm công tác là tổng thời gian khi có quyết định tham gia Hội đến khi có quyết định thôi công tác Hội cựu chiến binh. Nếu có thời gian tham gia đứt quãng thì được cộng dồn:
– Có tháng lẻ thì từ đủ 06 tháng trở lên được tính là 01 năm;
– Dưới 06 tháng thì được tính là ½ năm.

Mức lương của Chủ tịch hội cựu chiến binh cấp xã bao nhiêu?

Tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định: Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện xếp lương bậc 1 hệ số 1,75; bậc 2 hệ số 2,25 mức lương cơ sở.
Hiện nay mức lương cơ sở áp dụng đến ngày 30/6/2019: 1.390.000 đồng/tháng; từ ngày 01/7 đến ngày 31/12/2019: 1.490.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, theo Nghị định 29/2013/NĐ-CP thì Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí, ngoài lương hưu hiện hưởng, hằng tháng được hưởng 100% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định này và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Sau thời gian đủ 5 năm (60 tháng) xếp bậc 1, nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong suốt thời gian này thì được hưởng 100% mức lương bậc 2 của chức danh đảm nhiệm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm