Vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua quyết định tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức,… Quyết định này sẽ được áp dụng chính thức từ ngày 01/07/2023. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy định liên quan đến mức lương cơ sở năm 2023. Nhiều độc giả thắc mắc không biết Mức lương cơ sở 2023 tăng lên bao nhiêu? Mức lương cơ sở năm 2023 tăng thì lương hưu có tăng không? Mức lương cơ sở năm 2023 tăng thì trợ cấp bảo hiểm xã hội có tăng không? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Lương cơ sở là gì?
Lương cơ sở hiện đang được đề cập đến tại rất nhiều văn bản về cán bộ, công chức, viên chức, các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp bảo hiểm xã hội… Tuy nhiên, chưa có một định nghĩa cụ thể nào về việc lương cơ sở là gì?
Mặc dù không có định nghĩa cụ thể lương cơ sở là gì nhưng Chính phủ đã có một Nghị định riêng quy định về lương cơ sở. Theo đó, khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP đang đề cập đến lương cơ sở làm căn cứ để tính:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở áp dụng cho đối tượng nào?
Mặc dù không có định nghĩa về lương cơ sở nhưng theo quy định trên có thể hiểu lương cơ sở là mức lương thấp nhất dùng để tính lương cho cho các đối tượng:
1 – Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
2 – Cán bộ cấp xã tại các Nghị định: Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Nghị định 34/2019/NĐ-CP, Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Nghị định 09/1998/NĐ-CP mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
3 – Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 206-CP năm 1979 của Hội đồng Chính phủ.
4 – Cán bộ cấp xã đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 130/CP năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định 111-HĐBT năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
5 – Quân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg.
6 – Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg.
7 – Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.Qua các Nghị định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, đối tượng được điều chỉnh tăng lương không có nhiều sự khác biệt.
Ngoài tính lương cho các đối tượng trên, lương cơ sở còn được dùng làm căn cứ để tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí, các khoản trích và các chế độ theo mức lương cơ sở như các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp, phụ cấp cho người có công với cách mạng…
Mức lương cơ sở 2023 tăng lên bao nhiêu?
Năm 2020, 2021 và bước sang năm 2022, việc tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức liên tục bị trì hoãn do sự ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Đến cuối năm 2022, khi dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát, Quốc hội tiếp tục đề xuất tăng lương và chính thức được thông qua, đây là tín hiệu đáng mừng đối với mọi cán bộ, công chức, viên chức sau nhiều năm mong đợi.
Nội dung này đã được ghi rõ trong Nghị quyết 69/2022/QH15, theo đó, từ ngày 01/7/2023, chính thức tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng (tăng 310.000 đồng/tháng). Như vậy, mức lương cơ sở trong năm 2023 như sau:
– Từ 01/01 – 30/6/2023: 1,49 triệu đồng/tháng.
– Từ 01/7 – 31/12/2023: 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, Quốc hội đã chính thức chốt thời điểm tăng lương cơ sở là từ ngày 01/7/2023 với mức tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng.
Mức lương cơ sở năm 2023 tăng thì trợ cấp bảo hiểm xã hội có tăng không?
Theo Luật BHXH năm 2014, có rất nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính theo lương cơ sở. Do vậy, khi lương cơ sở tăng, loạt trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất cũng được điều chỉnh tăng. Cụ thể:
Tăng mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau
Theo khoản 3 Điều 29 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau được tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% x Mức lương cơ sở
Khi lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng, khoản trợ cấp trên sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.
Tăng mức trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được nhận trợ cấp 1 lần.
Một phần của khoản trợ cấp này sẽ được tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động và mức lương cơ sở tại thời điểm chi trả. Cụ thể:
Trợ cấp = 5 x Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động – 5) x 0,5 x Mức lương cơ sở
Khi lương cơ sở được tăng, mức trợ cấp 1 lần tính theo mức độ suy giảm lao động cũng sẽ tăng theo.
– Suy giảm 5% khả năng lao động: Trợ cấp tăng từ 7,45 triệu đồng lên 09 triệu đồng.
– Sau đó cứ suy giảm thêm 1%: Hưởng thêm 900.000 đồng (hiện nay là 745.000 đồng).
Tăng trợ cấp hằng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được nhận trợ cấp hằng tháng.
Một phần của khoản trợ cấp này sẽ được tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động và mức lương cơ sở tại thời điểm chi trả. Cụ thể:
Trợ cấp/tháng = 30% x Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động – 31) x 2% x Mức lương cơ sở
Khi tăng lương cơ sở, mức trợ cấp hằng tháng tính theo mức độ suy giảm lao động cũng sẽ tăng theo.
– Suy giảm 31% khả năng lao động: Trợ cấp tăng 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000 đồng/tháng.
– Sau đó cứ suy giảm thêm 1%: Hưởng thêm 36.000 đồng/tháng (hiện nay là 29.800 đồng).
Tăng trợ cấp phục vụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sẽ được trợ cấp phục vụ hằng tháng nếu có thêm một trong các điều kiện sau:
– Bị liệt cột sống
– Mù hai mắt.
– Cụt, liệt hai chi.
– Bị bệnh tâm thần.
Trợ cấp phục vụ/tháng = Mức lương cơ sở
Khi tăng lương cơ sở tăng, mức trợ cấp phục vụ tăng theo từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng.
Tăng trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân sẽ được thanh toán trợ cấp 1 lần:
Trợ cấp 1 lần = 36 x Mức lương cơ sở
Khi lương cơ sở tăng, mức trợ cấp này cũng tăng từ 53,64 triệu đồng lên 64,8 triệu đồng.
Tăng mức dưỡng sức sau điều trị
Căn cứ Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động quay trở lại làm việc sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà trong thời gian 30 ngày đầu mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Mức trợ cấp dưỡng sức sau điều trị/ngày = 30% x Mức lương cơ sở
Khi lương cơ sở tăng thì trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật tăng từ 447.000 đồng/ngày lên 540.000 đồng/ngày.
Tăng mức trợ cấp 1 lần khi sinh con
Theo Điều 38 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được cơ quan BHXH thanh toán trợ cấp 1 lần: Khi mức lương cơ sở năm 2023 tăng, mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi của người lao động cũng điều chỉnh tăng từ 2,98 triệu đồng/con lên thành 3,6 triệu đồng/con.
Tăng mức dưỡng sức sau thai sản
Theo khoản 3 Điều 41 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản được tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% x Mức lương cơ sở
Khi lương cơ sở tăng thì tiền trợ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đâu cũng tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.
Tăng mức trợ cấp mai táng
Theo Điều 66 Luật BHXH năm 2014, người lao động sau đây chết thì thân nhân sẽ được trợ cấp mai táng:
– Người đang tham gia BHXH.
– Người đang bảo lưu quá trình đóng BHXH.
– Người đang hưởng lương hưu.
– Người đang hưởng trợ cấp cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
– Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở
Khi lương cơ sở tăng, khoản tiền trợ cấp mai táng cũng tăng từ 14,9 triệu đồng lên 18 triệu đồng.
Tăng mức trợ cấp tuất hằng tháng
Căn cứ Điều 68 Luật BHXH năm 2014, mức trợ cấp tuất hằng tháng chi trả cho thân nhân người lao động như sau:
Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng | Trường hợp còn lại |
Trợ cấp tuất hằng tháng = 70% x Mức lương cơ sở | Trợ cấp tuất hằng tháng = 50% x Mức lương cơ sở |
Tới đây, khi lương cơ sở tăng, mức trợ cấp tuất hằng tháng cũng tăng. Cụ thể:
– Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng: Trợ cấp tuất hằng tháng tăng từ 1,043 triệu đồng/tháng lên thành 1,26 triệu đồng/tháng.
– Trường hợp còn lại: Trợ cấp tuất hằng tháng tăng từ 745.000 đồng/tháng lên thành 900.000 đồng/tháng.
Mức lương cơ sở năm 2023 tăng thì lương hưu có tăng không?
Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng lương hưu của người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được tính toán dựa trên thời gian đóng BHXH và mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, Điều 56 và Điều 71 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 lại quy định mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là bằng mức lương cơ sở.
Do đó, khi lương cơ sở tăng thì mức hưởng lương hưu thấp nhất được tính cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nghỉ hưu vào năm 2023 cũng sẽ tăng theo.
Lúc này, mức hưởng lương hưu tối thiểu sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mức lương cơ sở 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Dịch vụ luật sư Bắc Giang…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy nếu áp dụng tăng lương từ 1-1-2023 thì đúng vào thời điểm đầu năm gần với Tết dương lịch và âm lịch.
Đây là thời điểm nhạy cảm, nhu cầu mua sắm sử dụng hàng hóa dịch vụ của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh, tạo sức ép lên điều hành giá cả do tâm lý tăng lương đi kèm với tăng giá, gây áp lực đối với việc kiểm soát lạm phát và ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Do đó, sau khi cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành trung ương đã đồng ý điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo đề nghị của Ban Cán sự Đảng Chính phủ và thời điểm áp dụng từ 1-7-2023.
Quyết định tăng lương cơ sở được áp dụng từ thời điểm ngày 01/07/2023.