Chào luật sư, Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cách đây không lâu, tôi phát hiện ra có một vài người sống cùng dãy trọ với tôi đổ rác ra vỉa hè khiến rác ứ đọng tràn xuống đường gây bóc mùi và khó đi lại ở đoạn đường này. Tôi đã nhiều lần nhắc nhở nhưng họ vẫn không nghe và nhiều lần tái phạm. Luật sư cho tôi hỏi hiện nay pháp luật quy định quy định như thế nào về việc mức xử phạt hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định?. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X bàn luận về “Mức phạt hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định“.
Căn cứ pháp lý
Mức phạt hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định được quy định ra sao?
Theo khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.
Chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường ra sao?
Căn cứ Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về chính sách của nhà nước như sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
- Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
- Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế – xã hội.
Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân đối với công tác bảo vệ môi trường
Theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường như sau:
a) Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;
b) Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;
c) Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;
d) Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
đ) Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;
e) Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
Ngoài ra, chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình (10 đơn vị vật nuôi) phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mời bạn xem thêm
- Sổ đỏ bị mất có xin cấp lại được không?
- Hợp đồng đặt cọc nhà đất có cần công chứng
- Mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất theo quy định mới 2023
- Thủ tục chuyển hộ khẩu thường trú năm 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mức phạt hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Mẫu hợp đồng dịch vụ du lịch theo tour cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
– Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
– Chất thải thực phẩm;
– Chất thải rắn sinh hoạt khác (có thể phân thành nhiều loại tùy theo khả năng thu gom, xử lý tại địa phương)
Nếu địa phương bạn sinh sống có thùng rác công cộng thì bạn nên đổ rác vào đúng thùng chứa rác để đảm bảo vệ sinh. Nếu địa phương bạn không có thùng rác công cộng thì mỗi khi đến cuối giờ chiều sẽ có người đến thu gom rác tại địa phương bạn và có kẻng đổ rác. Bạn cần chuẩn bị để mang rác ra đổ đúng giờ, tránh trường hợp không đổ rác được đúng nơi mà vứt rác bừa bãi.
Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
“Điều 56. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
…”
Như vậy, theo quy định trên với hành vi vứt rác bừa bãi mức phạt là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nên Chủ tịch ủy ban nhân dân phường hoàn toàn có đủ thẩm quyền để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hành vi trên.