Mức phạt nồng độ cồn vượt quá mức cho phép đối với xe máy

bởi Nguyễn Tài
Mức phạt nồng độ cồn vượt quá mức cho phép đối với xe máyMức phạt nồng độ cồn vượt quá mức cho phép đối với xe máy

Mức phạt nồng độ cồn vượt quá mức cho phép đối với xe máy tuy đã được quy định trong luật và không còn quá xa lạ đối với người dân trên toàn quốc nói chung và đối với những người tham gia giao thông nói riêng. Thế nhưng cứ vào những dịp lễ tết. tình tang vi phạm về nông độ cồn ngày một gia tăng. Nhất là tại những thành phố lớn và đông dân như Hà Nội, tình trạng vi phạm an toàn giao thông lại xảy ra như một điều bình thường. Điều này tạo ra những bài toán khó về quản lý trật tự của các cơ quan quản lý.

Chính vì thế, LSX xin gửi tới quý bạn đọc những thông tin mới nhất về mức phạt nồng độ cồn vượt quá mức cho phép đối với xe máy.

Các mức phạt nồng độ cồn vượt quá mức cho phép đối với xe máy

Đại đa số phương tiện di chuyển của người dân đều là xe máy. Trung bình trên đường phố, cứ có 10 người tham gia giao thông thì 8 nguời sử dụng xe máy. Là phương tiện quen thuộc với đại đa số người dân, xe máy được điều khiển bởi người uống rượu bia gây ra những tình huống tai nạn giao thông khó có thể lường trước được.

Đối với người đi xe máy khi tham gia giao thông, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển mô tô, xe máy (gồm cả xe máy điện) mà trong hơi thở hoặc máu có nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 2-8 triệu đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10-24 tháng.

Điều 6 Nghị định này quy định rõ 3 mức xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/ 100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 10-12 tháng;

Phạt tiền từ 4-5 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/ 100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/ 1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 16-18 tháng;

Phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/ 100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/ 1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 22-24 tháng.

Ngoài ra, căn cứ Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm.

Đặc biệt, người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện khi vi phạm nồng độ cồn cũng sẽ bị phạt tiền. Cụ thể, phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng khi lái xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/ 100ml máu hay chưa có 0,25mg/ l khí thở.

Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện có nồng độ cồn vượt quá mức 50 – 80mg/ 100ml máu hay vượt quá 0,25 – 0,4mg/ l khí thở.

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng khi trong máu, trong hơi thở có chứa nồng độ cồn vượt quá mức 80mg/ 100ml máu hay vượt quá 0,4mg/ l khí thở.

Trường hợp người điều khiển phương tiện cố tình không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, hoặc có hành vi chống đối thì bị phạt tiền ở mức “kịch khung”, đồng thời có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội như Tội chống người thi hành công vụ, Tội gây rối trật tự công cộng…

Mức phạt nồng độ cồn vượt quá mức cho phép đối với xe máy


Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Nồng độ cồn được hiểu là lượng cồn hiện diện trong một chất lỏng hoặc trong hơi thở của một người, được đo bằng đơn vị phần trăm (%) hoặc theo đơn vị đồng phân (promille, ‰). Nồng độ cồn càng cao thì khả năng người đó gây ra tai nạn khi tham gia giao thông càng lớn. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tất cả các hành vi vi phạm giao thông đến nồng độ cồn đều có thể bị tạm giữ xe, và thời hạn tạm giữ xe tối đa là 7 ngày.

Cụ thể, các trường hợp người điều khiển phương tiện xe máy khi tham gia giao thông sẽ bị giữ xe khi trong hơi thở hoặc máu có nồng độ cồn vượt quá 0.25 mg đến 0.4 mg / 1 lít khí thở hoặc từ 50 mg đến 80 mg / 100 ml máu.

Người điều khiển phương tiện giao thông mà trong hơi thở hoặc trong máu có nồng độ cồn vượt quá 0.4 mg / 1 lít khí thở hoặc từ 80 mg / 100 ml máu.

Còn đối với ô tô:

+ Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;

+ Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

+ Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Người vi phạm nồng độ cồn bị tạm giữ xe phải đến nhận xe theo đúng thời hạn quy định. Nếu quá thời hạn này mà không đến lấy xe, xe máy của bạn có thể bị xử lý theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP.

Theo đó, trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ, nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì người đã ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của cơ quan trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ phương tiện, và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền tạm giữ.

Sau khi hết 30 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai, thông báo cuối cùng trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định của pháp luật.

Sau khi phương tiện bị ra quyết định tịch thu, phương tiện được xác lập quyền sở hữu toàn dân và bị xử lý theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản liên quan.


Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền?

Nếu người tham gia giao thông được yêu cầu kiểm tra nông độ cồn nhưng lại không chấp hành yêu cầu kiểm tra thì sẽ bị xử phạt. Tùy theo tính chất vụ việc mà người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Qua đó, người dân cần nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật của mình trong cả việc chấp hành luật an toàn giao thông và chấp hành yêu cầu của CSGT.

Trường hợp 1: Điều khiển xe ô tô

Khoản 10 và Điểm h, Khoản 11, Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định số 100) quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
  • Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

Như vậy, người điều khiển ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền 30 – 40 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 – 24 tháng.

Trường hợp 2: Điều khiển xe máy

Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 8 và Điểm g Khoản 10, Điều 6 Nghị định 100 quy định:

Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Phạt tiền 6 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 – 24 tháng.

Như vậy, người điều khiển xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của CSGT sẽ bị phạt tiền 6 – 8 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 – 24 tháng.

Trường hợp 3: Điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

Điểm b Khoản 9 và  Điểm e Khoản 10, Điều 7 Nghị định 100 quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Phạt tiền 16 – 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 – 24 tháng.

Như vậy, nếu người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền 16 – 18 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 – 24 tháng.

Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Điều 82 Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.

Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7.

Theo đó, khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT thì ngoài việc bị phạt tiền và tước bằng lái như đã trình bày ở trên, người điều khiển phương tiện còn có thể bị tạm giữ phương tiện đến 7 tháng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mức phạt nồng độ cồn vượt quá mức cho phép đối với xe máy“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Chống đối bằng vũ lực khi được yêu cầu kiểm tra nông độ cồn xử phạt ra sao?

– Người điều khiển ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền 30 – 40 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 – 24 tháng.
– Người điều khiển xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của CSGT sẽ bị phạt tiền 6 – 8 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 – 24 tháng.

Uống rượu nhưng uống ít lái xe có bị phạt không?

Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/ 100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 10-12 tháng

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm