Mức phạt vi phạm về cấp thoát nước trong xây dựng năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Mức phạt vi phạm về cấp thoát nước trong xây dựng năm 2023

Trong quá trình xây dựng việc thi công công trình cấp thoát nước cần đáp ứng những yêu cầu nhất định, đòi hỏi cần có sự tính toán kỹ lưỡng. Khi có sơ suất nhỏ trong việc cấp thoát nước sẽ gây phiền toái cho chủ nhà, đồng thời cũng ảnh hưởng đến môi trường sống của những hộ dân xung quanh. Hệ thống cấp thoát nước còn giúp loại bỏ được lượng nước thải trong quá trình sinh hoạt, sản xuất. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều vi phạm liên quan đến việc cấp thoát nước trong quá trình xây dựng. Vậy chi tiết mức phạt vi phạm về cấp thoát nước trong xây dựng năm 2023 như thế nào? Bạn đọc hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định pháp luật này tại nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 16/2022/NĐ-CP

Hành vi vi phạm quy định về ký thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước bị xử phạt thế nào?

Điều 31 Nghị định 117/2007/NĐ-CP quy định về thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước như sau:

Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan được ủy quyền với đơn vị cấp nước thực hiện dịch vụ cấp nước trên địa bàn.

Thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước bao gồm những nội dung cơ bản sau:

a) Vùng phục vụ cấp nước;

b) Định hướng kế hoạch phát triển cấp nước;

c) Nguồn tài chính dự kiến để thực hiện kế hoạch phát triển cấp nước;

d) Giá nước, lộ trình, các nguyên tắc điều chỉnh giá nước;

đ) Các điều kiện dịch vụ (chất lượng nước, áp lực, lưu lượng và tính liên tục), lộ trình cải thiện các điều kiện dịch vụ;

e) Nghĩa vụ, quyền hạn các bên liên quan.

Hành vi vi phạm quy định về ký thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước, kế hoạch phát triển cấp nước sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 43 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Một là, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không ký thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước với cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

b) Không lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phát triển cấp nước hằng năm và dài hạn trong vùng phục vụ của đơn vị theo quy định.

Hai là, biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc ký thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước với cơ quan có thẩm quyền theo quy định với hành vi quy định tại điểm a;

Mức phạt vi phạm về cấp thoát nước trong xây dựng năm 2023
Mức phạt vi phạm về cấp thoát nước trong xây dựng năm 2023

b) Buộc lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phát triển cấp nước hằng năm và dài hạn theo quy định với hành vi quy định tại điểm b.

Mức phạt vi phạm về cấp thoát nước trong xây dựng

Hình thức xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch cấp nước trong xây dựng

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch cấp nước trong xây dựng thì bị áp dụng hình thức xử phạt sau đây:

Hình thức phạt tiền

Hành viMức phạt tiền
Tham gia hoạt động cấp nước không tuân theo quy hoạch cấp nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Thực hiện một trong các hành vi sau đây:- Đầu tư xây dựng công trình cấp nước không phù hợp với kế hoạch phát triển cấp nước đã được phê duyệt.- Không đầu tư phát triển mạng phân phối, đấu nối tới các khách hàng sử dụng nước khi đã có kế hoạch phát triển cấp nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch cấp nước, còn đối với các nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Biện pháp khắc phục hậu quả

– Buộc tuân theo quy hoạch cấp nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với hành vi tham gia hoạt động cấp nước không tuân theo quy hoạch cấp nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Buộc đầu tư xây dựng công trình cấp nước phù hợp với kế hoạch phát triển cấp nước đã được phê duyệt với hành vi đầu tư xây dựng công trình cấp nước không phù hợp với kế hoạch phát triển cấp nước đã được phê duyệt.

– Buộc đầu tư phát triển mạng phân phối, đấu nối tới các khách hàng sử dụng nước với hành vi không đầu tư phát triển mạng phân phối, đấu nối tới các khách hàng sử dụng nước khi đã có kế hoạch phát triển cấp nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hình thức xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về hợp đồng dịch vụ cấp nước trong xây dựng

Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định về hợp đồng dịch vụ cấp nước trong xây dựng thì bị áp dụng hình thức xử phạt như sau:

Hình thức phạt tiền

Hành viMức phạt tiền
Không tổ chức việc kiểm định thiết bị đo đếm nước theo đúng yêu cầu và thời hạn do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định.Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Sử dụng hợp đồng dịch vụ cấp nước giữa đơn vị cấp nước bán buôn và đơn vị cấp nước bán lẻ khi không được cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận bằng văn bản.Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm quy định về hợp đồng dịch vụ cấp nước, còn đối với các nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Biện pháp khắc phục hậu quả

– Buộc tổ chức việc kiểm định thiết bị đo đếm nước với hành vi không tổ chức việc kiểm định thiết bị đo đếm nước theo đúng yêu cầu và thời hạn do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định.

– Buộc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận bằng văn bản hợp đồng dịch vụ cấp nước với hành vi sử dụng hợp đồng dịch vụ cấp nước giữa đơn vị cấp nước bán buôn và đơn vị cấp nước bán lẻ khi không được cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận bằng văn bản.

Hình thức xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về quản lý hệ thống hồ điều hòa

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về quản lý hệ thống hồ điều hòa sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt sau:

Hình thức phạt tiền

Hành viMức phạt tiền
Thực hiện một trong các hành vi sau đây:
– Không định kỳ nạo vét đáy hồ, vệ sinh lòng hồ hoặc bờ hồ.
– Không lập quy trình quản lý và các quy định khai thác, sử dụng hồ điều hòa.
– Sử dụng, khai thác hồ điều hòa vào mục đích vui chơi, giải trí, nuôi trồng thủy sản, du lịch và dịch vụ khác mà không được cấp có thẩm quyền cho phép.
Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Không duy trì mực nước ổn định cho hồ điều hòa.Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả

– Buộc định kỳ nạo vét đáy hồ, vệ sinh lòng hồ, bờ hồ theo quy định với hành vi không định kỳ nạo vét đáy hồ, vệ sinh lòng hồ hoặc bờ hồ.

– Buộc lập quy trình quản lý, khai thác, sử dụng hồ điều hòa đúng quy định với hành vi không lập quy trình quản lý và các quy định khai thác, sử dụng hồ điều hòa.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm quy định về quản lý hệ thống hồ điều hòa, còn đối với các nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mức phạt vi phạm về cấp thoát nước trong xây dựng năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý liên quan đến kết hôn với người Nhật Bản. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Nhóm ngành xây dựng công trình cấp, thoát nước như thế nào?

Nhóm ngành xây dựng công trình cấp, thoát nước được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:
4222- 42220: Xây dựng công trình cấp, thoát nước
Nhóm này gồm:
– Xây dựng đường ống và hệ thống đường nước như:
+ Hệ thống thủy lợi (kênh).
+ Hồ chứa.
– Xây dựng các công trình cửa:
+ Hệ thống thoát nước thải, bao gồm cả sửa chữa.
+ Nhà máy xử lý nước thải.
+ Trạm bơm.
Loại trừ: Hoạt động quản lý dự án liên quan đến các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

Hệ thống cấp, thoát nước tại cảng hàng không, sân bay có các yêu cầu chung như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 15/01/2022) có quy định về yêu cầu chung của hệ thống cấp, thoát nước tại cảng hàng không, sân bay như sau:
– Hệ thống thoát nước khu bay phải được kết nối thông suốt với hệ thống thoát nước tổng thể cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
– Nước thải phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Người khai thác công trình phải xây dựng, bảo trì hệ thống cấp, thoát nước trong phạm vi quản lý, khai thác; tổ chức kiểm tra và đảm bảo chất lượng nước sử dụng được cấp trong phạm vi công trình do mình quản lý đạt tiêu chuẩn theo quy định về nước sinh hoạt.
– Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải xây dựng hệ thống bảo vệ và quy trình cụ thể chống đột nhập qua hệ thống thoát nước.

Hệ thống cấp thoát nước của trường trung học phải được xây dựng như thế nào?

Hệ thống cấp thoát nước của trường trung học phải đáp ứng những yêu cầu về xây dựng theo quy định tại Tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8794:2011 về trường trung học – yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như sau:
6.1.1 Hệ thống cấp nước phải đảm bảo các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4513: 1988 và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước ăn uống theo các văn bản của Bộ Y tế [4], [5].
6.1.2 Mạng lưới phân phối của đường ống cấp nước bên trong phải được đặt ngầm trong tường hoặc trong hộp kỹ thuật. Các van đặt trong rãnh ngầm hoặc hộp kỹ thuật phải có cửa kiểm tra để thuận tiện cho việc quản lý và sửa chữa.
6.1.3 Đường ống cấp nước và thoát nước không được phép đặt lộ dưới trần của các phòng.
6.1.4 Phải thiết kế hệ thống thoát nước, cống thu gom kết hợp rãnh có nắp đậy đảm bảo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4474 : 1987. Đối với phòng học bộ môn Hoá học, Sinh học cấn bố trí hệ thống chậu rửa, vòi nước, đường thoát nước gắn với bàn học.
6.1.5 Các phòng học bộ môn khi làm việc tạo ra các chất thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường phải có hệ thống xử lý chất thải.
6.1.6 Hệ thống xử lý nước thải phải được thiết kế đảm bảo chất lượng nước thải theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 6772 : 2000 trước khi chảy vào hệ thống thoát nước của khu vực.
6.1.7 Đảm bảo việc thu gom và xử lí các chất thải đúng quy định. Mỗi phòng học, phòng làm việc phải có sọt chứa rác. Khu vực sân vườn phải có thùng chứa rác. Vị trí thu gom, xử lý, vận chuyển rác chung của toàn trường phải tách biệt với lối ra vào và cách khối nhà học 25 m, ở cuối hướng gió.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm