Nhiều độc giả thắc mắc không biết Pháp luật quy định Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường? Theo quy định Mức phí thẩm định cấp giấy phép môi trường là bao nhiêu? Mức phí thẩm định cấp giấy phép môi trường đối với các dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại? Thủ tục cấp giấy phép môi trường như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ đề cập đến quy định của pháp luật về vấn đề này ở bài viết “Mức phí thẩm định cấp giấy phép môi trường” cùng những thông tin liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Giấy phép môi trường là gì ?
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nêu khái niệm về Giấy phép môi trường như sau: Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Giấy phép môi trường có thể cấp cho từng hạng mục, giai đoạn phân kỳ của công trình, có phát sinh chất thải và xả thải ra môi trường. Nội dung cấp phép môi trường bao gồm: Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải.
Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường?
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải có giấy phép môi trường như sau:
– Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
– Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
– Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường?
Theo quy định tại Điều 41 Luật bảo vệ môi trường 2020, thẩm quyền cấp giấy phép môi trường như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây:
– Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
– Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây:
– Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020;
– Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
– Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng còn lại không thuộc thẩm quyền của 3 cơ quan trên.
Mức phí thẩm định cấp giấy phép môi trường là bao nhiêu?
Theo đó, mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường cụ thể như sau:
Mức phí thẩm định cấp giấy phép môi trường
– Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm I (không tính các dự án hoặc cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại/nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đã đi vào hoạt động): 50 triệu đồng/giấy phép.
– Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm II hoặc các dự án hoặc cơ sở nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh: 45 triệu đồng/giấy phép.
Mức phí thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép môi trường
Mức phí thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép môi trường là 15 triệu đồng/giấy phép/dự án/cơ sở.
Lưu ý: Mức phí nêu trên tính theo lần thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường. Mức phí không bao gồm chi phí đi lại của Đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở và chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu chất thải theo quy định.
Mức phí thẩm định cấp giấy phép môi trường đối với các dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
– Từ 4 thiết bị xử lý chất thải nguy hại: 60 triệu đồng/giấy phép/dự án; 40 triệu đồng/giấy phép/cơ sở.
– Từ 5 đến 10 thiết bị xử lý chất thải nguy hại: 65 triệu đồng/giấy phép/dự án; 50 triệu đồng/giấy phép/cơ sở.
– Từ 11 thiết bị xử lý chất thải nguy hại trở lên: 70 triệu đồng/giấy phép/dự án; 60 triệu đồng/giấy phép/cơ sở.
(Trước đây, mức phí thẩm định cấp mới giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 17 triệu đồng đến 68 triệu 800 ngàn đồng; mức phí cấp lại là từ 8 triệu 300 ngàn đồng đến 41 triệu 100 ngàn đồng)
Mức phí thẩm định cấp giấy phép môi trường đối với các dự án nhập khẩu phế liệu
– Phế liệu khác: 55 triệu đồng/giấy phép/dự án; 35 triệu đồng/ giấy phép/cơ sở.
– Phế liệu nhựa: 60 triệu đồng/ giấy phép; 40 triệu đồng/ giấy phép/cơ sở.
– Phế liệu giấy: 65 triệu đồng/giấy phép; 45 triệu đồng/giấy phép/ cơ sở.
– Phế liệu sắt thép: 75 triệu đồng/ giấy phép; 50 triệu đồng/ giấy phép/ cơ sở.
(Trước đây, mức phí thẩm định cấp mới giấy phép môi trường đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu là từ 48 triệu đồng đến 72 triệu đồng; mức phí thẩm định cấp lại giấy phép môi trường là từ 26 triệu 400 ngàn đồng đến 39 triệu 600 ngàn đồng).
Thủ tục cấp giấy phép môi trường như thế nào?
Tại Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường như sau:
Bước 1: Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho cơ quan cấp giấy phép môi trường và thực hiện việc nộp phí thẩm định cấp giấy phép môi trường theo quy định.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm các giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường (Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP);
– Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
– Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.
Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
+ Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;
+ Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.
Bước 4: Cấp giấy phép môi trường
Theo khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020, thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
– Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
– Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn như quy định trên phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tội giết người bị đi tù tối đa bao nhiêu năm?
- Cướp tài sản làm chết người thì có bị truy cứu hình sự tội giết người?
- Phân biệt tội cố ý gây thương tích và giết người chưa đạt
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Mức phí thẩm định cấp giấy phép môi trường”. Hi vọng sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích cho quý khách. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về đổi tên mẹ trong giấy khai sinh,đổi tên giấy khai sinh, đổi tên bố trong giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự, kết hôn với người Đài Loan…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020, thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
– Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
– Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây:
– Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020;
– Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
– Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.