Mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là bao nhiêu năm 2023?

bởi Trà Ly
Mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là bao nhiêu năm 2023?

Có nhiều người hiện nay còn lo ngại về vấn đề sẽ mất trằng tiền gửi ngân hàng nếu như ngân hàng phá sản. Để bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền thì pháp luật đã có quy định về vấn đề bảo hiểm tiền gửi, bên cạnh đó để đảm bảo quyền lợi của bản thân thì người gửi tiền cần nắm rõ quy định này.. Tuy nhiên, có nhiều người còn đang mơ hồ về mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam như thế nào? Vậy, Mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là bảo hiểm tiền gửi?

Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 thì Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.

Trong đó:

– Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

– Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.

Gửi tiền tại ngân hàng nào thì có bảo hiểm tiền gửi?

Căn cứ Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về việc tham gia bảo hiểm tiền gửi như sau:

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Theo quy định này, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi (trừ ngân hàng chính sách) đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Trong đó, Điều 4 Nghị định 68/2013/NĐ-CP đã liệt kê các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân bao gồm:

– Ngân hàng thương mại.

– Ngân hàng hợp tác xã.

– Quỹ tín dụng nhân dân.

– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Các tổ chức này phải được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đều phải niêm yết công khai bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại các địa điểm sau:

– Trụ sở chính.

– Chi nhánh.

– Các điểm giao dịch có nhận tiền gửi của cá nhân.

Theo đó, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đang nhận tiền gửi tiết kiệm hợp pháp của cá nhân đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. 

Mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là bao nhiêu năm 2023?
Mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là bao nhiêu năm 2023?

Quy định về tiền gửi được bảo hiểm

– Tiền gửi được bảo hiểm:

Tiền gửi được bảo hiểm được hiểu là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012.

– Tiền gửi không được bảo hiểm, bao gồm:

+ Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.

+ Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

+ Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.

Quy định về trả tiền bảo hiểm tiền gửi

Căn cứ Điều 22, 23, 24, 27 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về Trả tiền bảo hiểm tiền gửi như sau:

Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tiền gửi:

Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.

Thời hạn trả tiền bảo hiểm tiền gửi:

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.

Xử lý số tiền gửi vượt hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi:

Số tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.

Mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 25 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định thì số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một ngân hàng, tổ chức tín dụng bao gồm:

– Tiền gốc và tiền lãi.

– Tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm.

Theo Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm như sau:

Điều 3. Hạn mức trả tiền bảo hiểm

Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu đồng).”

Như vậy, hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi sẽ bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là bao nhiêu năm 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới hợp đồng xây dựng có cần công chứng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Phí bảo hiểm tiền gửi được quy định như thế nào?

Phí bảo hiểm tiền gửi quy định tại Điều 20 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 như sau:
– Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.
– Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.
– Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi là trong bao lâu?

Theo Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-NHNN quy định về thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi như sau:
Điều 6. Thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi
Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu tiên quý thu phí, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp phí trùng vào ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần thì tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được nộp vào ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần đó.
Theo đó, phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính.
Chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu tiên quý thu phí, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Lưu ý: Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp phí trùng vào ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần thì tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được nộp vào ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm