Mức xử phạt đánh nhau gây rối trật tự công cộng năm 2022

bởi TranQuynhTrang
Mức xử phạt đánh nhau gây rối trật tự công cộng năm 2022

Xin chào Luật sư X. Em đang có thắc mắc liên quan đến mức xử phạt gây rối trật tự công cộng, mong được Luật sư giải đáp. Em hiện đang là học sinh lớp 12, hôm trước có một bạn “nhìn đểu” em nên chúng em có lời ra tiếng vào, xong có hẹn nhau ở cổng trường để giải quyết mâu thuẫn. Trong lúc đánh nhau thì có bị công an phát hiện được và đưa cả hai lên phường. Em có thắc mắc rằng mức xử phạt đánh nhau gây rối trật tự công cộng như thế nào, liệu e có bị truy cứu hình sự không? Mong Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng là gì?

Gây rối trật tự công cộng được hiểu là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng; và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Gây rối trật tự cộng biểu hiện qua các hành vi cụ thể như:

– Lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác;

– Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị nơi công cộng;

– Hò hét, tạo tiếng động gây âm ĩ, đua xe máy trái phép;

– Tụ tập đánh nhau…

Mức xử phạt đánh nhau gây rối trật tự công cộng
Mức xử phạt đánh nhau gây rối trật tự công cộng

Các hành vi gây rối trật tự công cộng được thực hiện ở những địa điểm như rạp chiếu phim, rạp hát, sân vận động, công viên, đường phố;… Ở đó, các hoạt động chung được diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên.

Như vậy,theo quy định nêu trên hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị xử lý vi phạm hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức xử phạt đánh nhau gây rối trật tự công cộng năm 2022

Xử phạt hành chính hành vi đánh nhau gây mất trật tự công cộng

Theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi đánh nhau, lôi kéo đánh nhau gây rối trật tự công cộng, tùy tình tiết vụ việc sẽ áp dụng các mức phạt như sau:

– Phạt từ 1 triệu – 2 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng (điểm b khoản 2 Điều 7);

– Phạt từ 2 triệu – 3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm b khoản 3 Điều 7);

– Phạt tiền từ 3 triệu – 5 triệu đối với các hành vi tại điểm a, b khoản 4 Điều 7, bao gồm:

+ Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

+ Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.

Căn cứ quy định trên, hành vi đánh nhau hiện nay được xem là một trong những hành vi gây mất trật tự công cộng. 

(Trước đây, theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi đánh nhau được quy định cụ thể với mức phạt đến 1 triệu đồng dành cho người tham gia đánh nhau, và tối đa 3 triệu đồng đối với người có hành vi lôi kéo đánh nhau.)

Đánh nhau gây thương tích cho người khác có thể bị truy cứu TNHS

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng có các tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Mức phạt tối đa đối với tội danh này có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Tuy nhiên, trong trường hợp đánh nhau gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt thì người vi phạm sẽ bị bị phạt hành chính theo các mức phạt về hành vi gây mất trật tự công cộng đã nêu trên.

Mức hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích khi tinh thần bị kích động nặng

Người phạm tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần kích động mạnh được quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015 thì bị các hình thức chế tài được quy định cụ thể như sau:

Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với người có hành vi gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó; hoặc với người thân thích của người đó.

Người phạm tội bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 135 BLHS cụ thể :

  • Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc hây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
  • Bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm trong trường hợp phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương của mỗi người 61% trở lên.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mức xử phạt đánh nhau gây rối trật tự công cộng năm 2022” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như thủ tục tạm ngừng kinh doanh của công ty cổ phần hay tư vấn cách soạn thảo mẫu tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định khung hình phạt tội gây rối trật tự công cộng như sao?

Mức hình phạt của tội phạm này được chia làm hai khung, cụ thể như sau:
– Khung 1: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi: Có tổ chức; Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; Xúi giục người khác gây rối; Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; Tái phạm nguy hiểm.

Khi tái phạm hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào?

Trường hợp hành vi có gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội gây rối trật tự công cộng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể xem xét trách nhiệm hình sự.

Trường hợp nào được xem là có tình tiết tăng nặng khi giải quyết các vụ gây rối trật tự công cộng?

Trường hợp được xem là có tình tiết tăng nặng khi:
– Có tổ chức;
– Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
– Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
– Xúi giục người khác gây rối;
– Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
– Tái phạm nguy hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm