Vệ sinh an toàn thực đang là điều rất đáng lo ngại. Gần đây xuất hiện khá nhiều nhà hàng, quán ăn bị “bóc phốt” về an toàn thực phẩm. Do vậy, người tiêu dùng đang có xu hướng tiếp cận đến các nhà quan, quán ăn có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nhiều hơn. Từ đó, có thể thấy một số quán ăn nhà hàng hiện nay không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Vậy, mức xử phạt khi không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng LSX nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP
- Nghị định 124/2021/NĐ-CP
Đối tượng bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định:
Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Theo Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định các đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.“
Ngoài những đối tượng trên đây, tất cả những cơ sở kinh doanh thực phẩm đều phải cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị phạt theo quy định của Pháp Luật.
Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định
Căn cứ Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định cụ thể: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổi sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.“
Theo đó hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực (trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt khi không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm áp dụng đối với trường hợp tổ chức vi phạm (Những trường hợp nào được xem là tổ chức, xem thêm quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 115), nếu cá nhân vi phạm thì mức phạt sẽ là 1/2 (điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).
Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Luật sư X
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là sự đảm bảo cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm, đồng thời giúp chính quyền quản lý dễ dàng, các biện pháp can thiệp xử lý kịp thời, tạo sự an tâm cho khách hàng. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Vì vậy, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một khâu quan trọng để các công ty được phép kinh doanh.
Việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mất nhiều thời gian và hoàn thành nhiều thủ tục giấy tờ. Do đó, luật sư X cung cấp dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ hướng dẫn khách hàng thành lập cơ sở, thay mặt khách hàng hoàn thiện hồ sơ.
Lợi ích Luật Sư X mang lại cho khách hàng
- Sử dụng dịch vụ của Luật sư X; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
- Sử dụng dịch vụ của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
- Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Mức xử phạt khi không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch; …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay
- Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh chóng
- Mức phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp Giấy chứng nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm 2010;
– Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐK cho cả công ty và hộ kinh doanh).
Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe; tính mạng người sử dụng; bảo đảm thực phẩm không bị hỏng; không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép; không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh; các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.