Người điều khiển phương tiện khi vi phạm quy định an toàn giao thông không chỉ bị xử lý trực tiếp ngay tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mà còn có hình thức xử lý phạt nguội thông qua các thiết bị giám sát hỗ trợ trên các tuyến đường. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu phạt nguội trong giao thông là gì? Cũng như mức xử phạt nguội lỗi vượt đèn đỏ theo quy định pháp luật như thế nào? Mời quý đọc giả đón xem!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 135/2021/NĐ-CP
- Thông tư 65/2020/TT-BCA
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Thông tư số 153/2011/TT-BTC
Phạt nguội là gì?
Hiện nay, để phân biệt với hình thức xử phạt vi phạm giao thông tại thời điểm có hành vi vi phạm, người ta sử dụng thuật ngữ “phạt nguội”.
Phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm sau khi các phương tiện đã vi phạm được một khoảng thời gian nhất định. Với hình thức phạt này, chủ các phương tiện vi phạm không bị xử lý ngay khi vi phạm mà hình ảnh của vụ vi phạm ấy sẽ được ghi lại bằng hệ thống camera lắp đặt trên đường phố và gửi về cho trung tâm xử lý.
Ngoài các dữ liệu từ camera, cơ chế phạt nguội còn có thể áp dụng khi có các tư liệu vi phạm quy định tại Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội:
Theo đó, thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là thông tin, hình ảnh) được tiếp nhận từ các nguồn sau:
– Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ);
– Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh đúng, xác định có hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp vượt đèn đỏ bị phạt nguội
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 135/2021/NĐ-CP và Điều 25 Thông tư 65/2020/TT-BCA, việc xử phạt nguội được tiến hành khi phát hiện hình ảnh, phương tiện vi phạm sẽ được ghi lại và chuyển sang bộ phận trích xuất để lưu lại các thông tin về phương tiện vi phạm như biển số xe, thời gian vi phạm, tuyến đường vi phạm, lỗi vi phạm… rồi trích in hình ảnh vi phạm kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm. Hình ảnh được chuyển cho lực lượng cảnh sát giao thông để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính.
– Sau khi phát hiện hình ảnh, phương tiện vi phạm sẽ được ghi lại và chuyển sang bộ phận trích xuất để lưu lại các thông tin về phương tiện vi phạm như biển số xe, thời gian vi phạm, tuyến đường vi phạm, lỗi vi phạm. Hình ảnh được chuyển cho lực lượng cảnh sát giao thông để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính;
– Sau khi nhận được hình ảnh vi phạm, thông tin vi phạm thì cảnh sát giao thông lập hồ sơ vi phạm và tiến hành in thông báo vi phạm;
– Sau khi nhận được hình ảnh và thông tin về phương tiện vi phạm, Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành thông báo đến cá nhân, tổ chức vi phạm và yêu cầu họ đến cơ quan có thẩm quyền để làm việc.
Mức xử phạt nguội lỗi vượt đèn đỏ theo quy định pháp luật
Mức xử phạt nguội lỗi vượt đèn đỏ theo quy định pháp luật
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022; sau đây gọi tắt là nghị định 100/2019/NĐ-CP), tùy vào loại phương tiện điều khiển mà hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ, đèn vàng không đúng quy định) sẽ bị xử phạt, cụ thể:
Đối với xe ô tô, xe tương tự xe ô tô
Mức phạt ô tô vượt đèn đỏ được quy định theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, người điều khiển xe mắc lỗi vượt đèn đỏ cũng như không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, người lái còn phải chịu thêm các hình phạt bổ sung. Theo điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xe ô tô vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. Trong trường hợp không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và gây tai nạn, người lái sẽ bị tước giấy phép từ 02 – 04 tháng.
Theo khoản 1 và 2 Điều 6 của Thông tư số 153/2011/TT-BTC, quy định về thủ tục thu và nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt, cá nhân hoặc tổ chức bị xử lý vi phạm có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với cơ quan xử lý vi phạm. Cùng với đó, người bị xử lý cũng có quyền tố cáo các hành vi vi phạm trong việc xử lý hành chính. Trong trường hợp khiếu nại được thông qua, thời gian hoàn trả số tiền phạt là 15 ngày.
Đối với xe máy, xe mô tô
Xe máy, mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (theo điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dụng
Máy kéo, xe máy chuyên dùng khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời tạm tước một số giấy tờ sau:
- Quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo).
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng).
- Thời gian tạm tước các loại giấy tờ trên từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện, người đi bộ
Nếu vượt đèn đỏ, xe đạp, xe đạp máy và cả xe đạp điện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Người đi bộ vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt hành chính như khi điều khiển các phương tiện khác, vì hành vi này cũng gây ra nhiều mối nguy hiểm khi giao thông. Cụ thể, mức phạt cho người đi bộ vượt đèn đỏ là từ 60.000 – 100.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Pháp luật còn quy định vượt đèn vàng cũng coi như là vi phạm trong một số trường hợp. Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ giải thích tín hiệu đèn giao màu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
Nếu người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe khi đèn vàng bật sáng nhưng vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt; trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Tải xuống mẫu giấy ủy quyền lấy xe vi phạm giao thông
- Mức đóng bảo hiểm xã hội của lực lượng vũ trang là bao nhiêu?
- Hành vi báo chốt cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ năm 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mức xử phạt nguội lỗi vượt đèn đỏ theo quy định pháp luật” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thủ tục thay đổi họ tên cho người trên 18 tuổi, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi bị phạt nguội vượt đèn đỏ, người tham gia giao thông có thể nộp phạt qua những cách sau:
Nộp tại trụ sở công an giao thông được ghi trong thông báo nộp phạt.
Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
Chuyển khoản vào tài khoản Kho bạc nhà nước trong quyết định xử phạt.
Nộp cho người có thẩm quyền xử phạt trong các trường hợp: Xử phạt hành chính không lập biên bản hành chính, tại vùng núi sâu xa, gần biên giới, đi lại khó khăn.
Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (tại Bưu điện).
Tại Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
Do đó, có thể thấy trường hợp vượt đèn đỏ để đưa người đi cấp cứu thì có thể được xem là tình thế cấp thiết. Nếu chứng minh được với cơ quan chức năng, khi đó sẽ được miễn phạt.
Người điều khiển phương tiện giao thông có thể tra cứu phạt nguội trên website của Cục Cảnh sát giao thông qua các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập website của Cục Cảnh sát giao thông tại địa chỉ https://www.csgt.vn/
Bước 2: Chọn mục “Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh” (nằm phía bên phải màn hình)
Bước 3: Nhập thông tin theo yêu cầu gồm biển số xe cần kiểm tra và chọn loại phương tiện (Ô tô hoặc xe máy).
Bước 4: Nhập mã bảo mật (Cụm ký tự chữ và số bên cạnh ô trống)
Đôi khi xảy ra tình trạng nhập mã bảo mật không được, bạn đọc vui lòng thực hiện nhiều lần, nhập chính xác cụm ký tự chữ và số này. Sau đó, nhấn Tra cứu để tìm kết quả.
Bước 5: Hệ thống sẽ hiển thị kết quả:
Nếu phương tiện của bạn không bị phạt nguội thì màn hình sẽ hiện dòng chữ “Không tìm thấy kết quả”.