Chào Luật sư. Dạo gần đây tôi hay đọc báo và thường thấy có những quán bar, karaoke trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có các nhân viên nữ thực hiện việc nhảy múa thoát y cùng với khách trông rất phản cảm. Tôi cảm thấy xấu hổ giùm họ. Cho tôi hỏi pháp luật hiện nay có quy định như thế nào đối với hành vi này? Nếu tổ chức kinh doanh cho khách nhảy múa thoát y, khiêu dâm sẽ bị phạt tiền là bao nhiêu? Hành vi nhảy múa thoát y này có được xem là trình diễn khiêu dâm không? Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp. Tôi xin cảm ơn
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết “Mức xử phạt tổ chức cho khách nhảy múa thoát y” dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
Mức xử phạt tổ chức cho khách nhảy múa thoát y, khiêu dâm
Tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 16 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho khách nhảy múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động khác mang tính chất đồi trụy tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Theo Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
- Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
- Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 6; các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, khi tổ chức cho khách nhảy múa thoát y trong quán bar thì cá nhân tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Với tổ chức thì mức phạt này sẽ từ 80.000.000 đến 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường từ 18 tháng đến 24 tháng.
Xử lý hình sự đối với các hành vi liên quan đến khiêu dâm
Nếu trường hợp cá nhân nào thực hiện hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 147 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể là:
– Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: đối với trường hợp người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: khi nằm trong các trường hợp sau
+ Phạm tội 02 lần trở lên.
+ Phạm tội có tổ chức.
+ Thực hiện hành vi vi phạm đối với 02 người trở lên.
+ Thực hiện hành vi vi phạm đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
+ Nhằm mục đích thương mại.
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
+ Làm cho nạn nhân tự sát.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Nhảy thoát y có được xem là hành vi trình diễn khiêu dâm không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có quy định như sau: “Trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng cử chỉ, hành động, lời nói, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích thích tình dục người dưới 16 tuổi; phô bày bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, khỏa thân, thoát y hoặc thực hiện các động tác mô phỏng hoạt động tình dục (bao gồm giao cấu, thủ dâm và các hành vi tình dục khác) dưới mọi hình thức”.
Như vậy. với quy định nêu trên thì hành vi thoát y được xếp vào hành vi trình diễn khiêu dâm.
Thuê nhân viên 15 tuổi làm việc rót bia tại quán karaoke có vi phạm pháp luật không?
Trong trường hợp thuê nhân viên chưa đủ 16 tuổi (cụ thể mới đủ 15 tuổi) làm việc phải tuân thủ quy định tại Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 quy định những nơi và công việc mà người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi như sau:
Điều 147. Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
- Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:
a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;
e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;
h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên. - Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:
a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
b) Công trường xây dựng;
c) Cơ sở giết mổ gia súc;
d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
Như vậy việc thuê người mới đủ 15 tuổi làm công việc rót bia tại quán karaoke là vi phạm pháp luật.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Tài khoản định danh điện tử là gì theo quy định mới?
- Quy định về đất phục vụ mục đích công ích 2023
- Thời gian cấp tài khoản định danh điện tử
- Thủ tục hiến đất để làm lối đi chung năm 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề về “Mức xử phạt tổ chức cho khách nhảy múa thoát y” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty , vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 4 Điều 16 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định như sau: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi bao che cho các hoạt động có tính chất khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy, nhảy múa thoát y tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.“
Kinh doanh quán karaoke quá 12 giờ đêm thì chủ quán sẽ bị xử phạt về vi phạm hành chính. Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi;
b) Kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày;
c) Sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Như vậy việc các cơ sở kinh doanh quán karaoke vẫn hoạt động sau 24 giờ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng. Ngoài ra còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP là buộc nộp lại số lợi bất chính thu được do thực hiện hành vi kinh quán karaoke quá giờ quy định như đã nêu phía trên.
Lưu ý: Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng một hành vi vi phạm giống với cá nhân thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định tại điều 71 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì những người sau đây có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tổ chức cho khách nhảy múa thoát y trong quán bar: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp, Chánh Thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đội biên phòng.