Thủ tục hiến đất để làm lối đi chung năm 2023

bởi Sao Mai
Thủ tục hiến đất để làm lối đi chung

Xin chào Luật sư. Mẹ em và em có mua 2 thửa đất liền kề nhau. Em có miếng đất không có lối đi, nên mẹ em muốn hiến diện tích 5X50 làm lối đi chung. Theo như em tìm hiểu thì em với mẹ em phải ra phòng công chứng làm hợp đồng thỏa thuận về việc hiến đất của mẹ em. Sau đó em hoặc mẹ em lên phòng đăng ký đất đai nộp đơn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp đồng thỏa phải không ạ? Nhờ luật sư tư vấn thêm về thủ tục hiến đất trong trường hợp trên . Em xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn quý bạn đọc đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Sau đây mời bạn cùng Luật sư X cùng đi tìm hiểu vấn đề của bạn thông qua bài viết: “Thủ tục hiến đất để làm lối đi chung” dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Hiến đất làm đường đi chung là gì?

– Luật đất đai năm 2013 không có quy định cụ thể thế nào là hiến đất. Theo từ điển tiếng Việt, hiến đất được hiểu là cho tài sản của mình một cách tự nguyện, không bắt buộc cho người khác. Do vậy, việc hiến đất chính là người sử dụng đất tự nguyện tặng cho một phần đất của mình để làm đường đi chung. Và khi đã hiến đất làm đường là chủ sở hữu không thể lấy lại đất đã hiến.

– Hiến đất không thuộc trường hợp thu hồi đất nên khi hiến đất sẽ không được Nhà nước hỗ trợ hay bồi thường. Trên thực tế, hiến đất vẫn có việc hiến đất không điều kiện hoặc hiến đất có điều kiện:

+ Hiến đất không có điều kiện: là việc người sử dụng đất tự nguyện hiến đất mà không đòi hỏi bất cứ điều gì.

+ Hiến đất có điều kiện: chủ đất có quyền khi hiến đất để làm lối đi chung vẫn có quyền yêu cầu người sở hữu đất liền kề được hưởng lợi trực tiếp từ thửa đất đó bồi thường hoặc hỗ trợ cho mình một phần bồi thường hợp tình, hợp lý dựa trên sự thỏa thuận của tất cả các bên (nếu có).

Thủ tục hiến đất để làm lối đi chung

Theo quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Sau khi hiến đất làm đường đi chung sẽ làm thay đổi về quyền sử dụng đất đai, khi đó bên hiến đất nộp đơn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có), hợp đồng hoặc bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cho Văn phòng đăng ký đất đai.

Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu có yêu cầu.

Cụ thể, căn cứ Luật Đất đai 2013 và Điều 73 Nghị định 43/2014/NĐ-CP các bước hiến đất làm lối đi chung thực hiện như sau:

Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho bất động sản

Lưu ý: Hợp đồng tặng cho được lập bằng văn bản và công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để cập nhật biến động đất

Hồ sơ gồm các giấy tờ:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;

– Hợp đồng tặng cho bất động sản đã có công chứng, chứng thực thỏa thuận rõ về việc các bên hiến đất làm đường đi chung;

– Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Giấy tờ tùy thân;

– Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý

Sau khi tiếp nhận hồ sơ và đối chiếu hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, văn phòng đăng ký đất đai sẽ cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và cập nhật trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai trả hồ sơ và yêu cầu chủ sở hữu hoàn thành hồ sơ.

Thủ tục hiến đất để làm lối đi chung
Thủ tục hiến đất để làm lối đi chung

Đất không có lối đi có được phép tách thửa không?

Căn cứ Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), để được tách thửa trước hết thửa đất phải đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của các tỉnh, thành.

Bên cạnh đó, tùy vào mục đích tách thửa (tách thửa để chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất,…) cần phải đáp ứng thêm các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:

– Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

– Đất không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Đất còn thời hạn sử dụng.

Lưu ý: Một số tỉnh, thành điều kiện tách thửa không bắt buộc phải có Sổ đỏ, Sổ hồng (chỉ cần có đủ điều kiện cấp Sổ đỏ, Sổ hồng). Nghĩa là ngay cả khi thửa đất đó chưa được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng vẫn được phép tách thửa nếu đủ điều kiện được cấp sổ.

Nếu theo những quy định của pháp luật đất đai như đã nêu ở trên thì có thể thấy ngay cả khi đất không có lối đi vẫn được tách thửa. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc “bất di bất dịch” trong Bộ luật Dân sự cũng thực tiễn áp dụng là thửa đất phải có lối đi.

Nội dung này được quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

….

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”.

Theo đó, khi một thửa đất được chia thành nhiều thửa khác nhau thì khi chia (tách) phải dành lối đi cần thiết cho người ở phía trong mà không có đền bù. Nghĩa là phải có lối đi và người sử dụng đất bị vây bọc không phải đền bù cho người sử dụng đất ở phía ngoài.

Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Tóm lại, bên cạnh những điều kiện tách thửa theo quy định của pháp luật đất đai thì khi tách thửa phải có lối đi. Nói cách khác, đất không có lối đi sẽ không được tách thửa.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Thủ tục hiến đất để làm lối đi chung” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là Dịch vụ luật sư Bắc Giang…. có thể tham khảo và liên hệ số hotline: 0833.102.102. của Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp:

Nếu có tranh chấp về đất làm lối đi chung thì xử lý thế nào?

Theo quy định tại  Điều 202 Luật đất đai năm 2013, khi có tranh chấp xảy ra, pháp luật ưu tiên các bên sẽ tự tiến hành hòa giải với nhau, nếu không tự hòa giải được sẽ tiến hành làm đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã, phường tại nơi có đất.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp như sau:
– Nếu lối đi được công nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi đang có đất. Các bên nộp hồ sơ khởi kiện, đóng án phí và xử lý tranh chấp theo đúng thủ tục tố tụng.
– Nếu lối đi không được công nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân có cấp thẩm quyền:
* Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính
* Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Pháp luật quy định vị trí, chiều dài, rộng của lối đi chung như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 254 BLDS 2015 thì vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận; bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
Riêng đối với trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong và lối đi này phải đảm bảo có mặt cắt ngang tối thiểu theo quy định của từng địa phương. .

Thời gian trả kết quả hồ sơ xin đất lối đi qua đất nhà người khác là bao lâu?

Thời gian thực hiện: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày làm việc với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất,…

4.7/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm