Nam nữ có thể ủy quyền cho cha mẹ mình đăng ký kết hôn?

bởi Thùy Linh
Nam nữ có thể ủy quyền cho cha mẹ mình đăng ký kết hôn?

Chào Luật sư, sắp tới vào tháng 12, chúng tôi có ý định sẽ tổ chức lễ kết hôn và đi đăng ký kết hôn. Nhưng vì hiện nay, chồng tôi lại có việc bên nước ngoài nên cả hai không thể cùng nhau đi đăng ký kết hôn được, không biết chúng tôi có thể ủy quyền cho cha mẹ đi đăng ký kết hôn không? Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Nam nữ có thể ủy quyền cho cha mẹ mình đăng ký kết hôn? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.


Căn cứ pháp lý

Cần đáp ứng những điều kiện nào để nam, nữ kết hôn với nhau?

Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Nam nữ có thể ủy quyền cho cha mẹ mình đăng ký kết hôn không?

Theo Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký kết hôn cụ thể như sau:

“Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.”

Đồng thời, khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch như sau:

“1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.”

Ngoài ra, khoản 5 Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định như sau:

“5. Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt; khi trả kết quả đăng ký nhận cha, mẹ, con, cả bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều phải có mặt.”

Đối chiếu quy định trên, như vậy, đăng ký kết hôn không thể ủy quyền cho cha mẹ hai bên thực hiện cũng như khi nhận kết quả. Hai bên nam, nữ phải cùng có mặt khi đăng ký kết hôn và nhận kết quả theo các quy định trên.

Đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân nơi cư trú của vợ hay chồng?

Tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn như sau:

“Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:

a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;

b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;

c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.”

Theo đó, việc đăng ký kết hôn có thể thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) của một trong hai bên nam, nữ đều được.

Nam nữ có thể ủy quyền cho cha mẹ mình đăng ký kết hôn?
Nam nữ có thể ủy quyền cho cha mẹ mình đăng ký kết hôn?

Điều kiện đăng ký kết hôn?

Theo khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Đồng thời, quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi hai bên đăng ký kết hôn.

Theo đó, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải đáp ứng một số điều kiện nêu tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do hai bên tự nguyện quyết định;

– Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả tạo; tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác, kết hôn trong phạm vi 3 đời…

Đặc biệt: Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Nếu không đăng ký thì không có giá trị pháp lý.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Nam nữ có thể ủy quyền cho cha mẹ mình đăng ký kết hôn . Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề quy định: thủ tục giải thể công ty mới nhất, Mức bồi thường thu hồi đất, giá đền bù đất, đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, cấp đổi lại sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư, hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà đất, tư vấn đặt cọc đất, đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, đến đường dây nóng của luật sư X: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Đăng ký kết hôn được cấp mấy bản?

Theo khoản 7 Điều 4 Luật Hộ tịch, giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn.
Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn, sau khi nam, nữ cùng ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn, mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận. (theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 123).
Như vậy, có thể thấy, đăng ký kết hôn sẽ được cấp thành 02 bản chính cho mỗi bên vợ, chồng giữ 01 bản.

Đăng ký kết hôn có ủy quyền được không?

Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014 khẳng định:
Hai bên nam, nữ cùng có mặt khi đăng ký kết hôn
Đồng thời, khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định, người yêu cầu đăng ký hộ tịch được ủy quyền cho người khác thực hiện thay trừ trường hợp: Đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn… thì không được ủy quyền nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký mà không cần văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Theo quy định hiện hành, đăng ký kết hôn là một trong những thủ tục không thể ủy quyền. Tuy nhiên, nếu một trong hai bên không thể đến nộp hồ sơ trực tiếp thì người còn lại có thể thực hiện thay mà không cần văn bản ủy quyền.
Đồng thời, khoản 5 Điều 3 Thông tư 04 nêu rõ:
Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt.
Như vậy, đăng ký kết hôn không thể ủy quyền thực hiện cũng như khi nhận kết quả. Tuy nhiên, một trong hai người có thể nộp hồ sơ thay người còn lại mà không cần văn bản ủy quyền.

Lệ phí đăng ký kết hôn là bao nhiêu?

Nếu đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch. (trước đây mức lệ phí này được quy định tối đa 30.000 đồng).
Những trường hợp còn lại theo Điều 3 Thông tư 85/2019 sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm