Nghỉ cưới có tính vào phép năm không?

bởi Tình
Nghỉ cưới có tính vào phép năm không?

Xin chào LSX, tôi là Hoàng Nam, sống tại Đồng Nai. Tôi có câu hỏi thắc mắc liên quan đến vấn đề nghỉ cưới như sau: Ngày cưới là ngày trọng đại của mỗi người. Tôi và gia đình dự tính ngày cưới vào tháng 8 năm nay, khi đó vẫn đang trong lịch làm việc của công ty. Vì là ngày cưới của chính bản thân nên tôi sẽ rất bận rộn và phải xin nghỉ phép để chuẩn bị chu đáo nhất. Tôi có thắc mắc rằng không biết ngày nghỉ cưới có tính vào phép năm hay không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho LSX. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi trình bày qua bài viết “Nghỉ cưới có tính vào phép năm không?” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Người lao động có bao nhiêu ngày phép năm?

Ngày nghỉ hằng năm (thường gọi là “ngày phép năm”) là ngày mà người lao động được nghỉ việc, hưởng nguyên lương theo thỏa thuận hoặc theo sự bố trí của người sử dụng lao động.

Hiện nay, số ngày phép năm của người lao động làm việc từ đủ 12 tháng cho người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:

Trường hợpSố ngày phép năm
Người làm công việc trong điều kiện bình thường12 ngày làm việc
Người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm14 ngày làm việc
Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm16 ngày làm việc
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Lưu ý: Nếu người lao động làm việc cho người sử dụng lao động thì cứ mỗi 05 năm sẽ được tăng thêm 01 ngày.

Nghỉ cưới có tính vào phép năm không?

Việc nghỉ cưới có được tính vào phép năm hay không là một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm đến. Để giải đáp sâu hơn về vấn đề này thì mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây của LSX.

Nghỉ kết hôn đây là chế độ nghỉ việc riêng của người lao động, không tính vào ngày nghỉ phép năm, cũng không yêu cầu người lao động trong một thời gian nhất định mới được hưởng chế độ này.

Căn cứ quy định tại Điều 115 của Bộ luật Lao động năm 2019, quy định rõ về việc người lao động được nghỉ kết hôn, cụ thể:

– Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

+ Kết hôn: Nghỉ 03 ngày.

+ Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày.

+ Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: Nghỉ 03 ngày.

– Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị em tuột kết hôn.

Ngoài ra, quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Do đó, kết hôn sẽ được nghỉ 03 ngày có hưởng lương, nếu người lao động muốn có thời gian nghỉ thêm không hưởng lương thì hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động có được phép không cho người lao động nghỉ kết hôn không?

Đối với câu hỏi người sử dụng lao động có được phép không cho người lao động nghỉ kết hôn hay không thì được quy định như sau:

– Trường hợp người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ cưới theo quy định nêu trên, người sử dụng lao động có thể bị phạt theo Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Trên thực tế, người lao động luôn cần nhiều hơn 03 ngày để chuẩn bị tổ chức lễ cưới, cũng như tổ chức lễ ăn hỏi trước đó hay đi tuần trăng mật sau đó. Đặc biệt là trong trường hợp người lao động xa quê và phải về quê tổ chức lễ cưới, thời gian cả đi và về chiếm mất nhiều thời gian của 03 ngày nghỉ cưới. Khi đó, người lao động có thể:

+ Thỏa thuận với người sử dụng lao động để có thêm ngày nghỉ, có hưởng lương hoặc không hưởng lương.

+ Kết hợp với số ngày nghỉ phép năm chưa dùng hết cùng với nghỉ cưới để được nghỉ dài hơn.

+ Tổ chức ngày cưới vào dịp cuối tuần hoặc dịp lễ, tết để kết hợp ngày nghỉ cưới và ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, tết.

Nghỉ cưới có tính vào phép năm không?

Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ lễ tết trong năm?

Vấn đề NLĐ có tổng cộng bao nhiêu ngày nghỉ lễ tết (như tết âm, dương lịch, Giỗ tổ Hùng Vương,…) trong một năm thì đã được quy định cụ thể trong Bộ Luật lao động. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này thì LSX đã trích Điều luật liên quan dưới nội dung dưới đây.

Căn cứ theo Điều 112 Bộ Luật lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết:

– Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

+ Tết Âm lịch: 05 ngày;

+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

– Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

– Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Nghỉ cưới có tính vào phép năm không?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về văn bản thừa kế đất đai cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục hưởng chế độ nghỉ cưới như thế nào?

Về chế độ nghỉ cưới thì được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động. Nhưng về thủ tục xin nghỉ thì phải tuân theo nguyên tắc và quy định của công ty.
Ví dụ công ty, đơn vị của bạn quy định việc xin nghỉ dài ngày phải thông báo và làm đơn xin nghỉ trước 1 tuần. Vì thế bạn chỉ cần thực hiện theo quy chế là được. Tuy nhiên việc cưới xin là công việc hệ trọng nên hầu hết các công ty, đơn vị đều cho bạn nghỉ và bạn vẫn được hưởng mức lương trong 3 ngày nghỉ cưới đó, còn nếu nghỉ hơn thì ngày nghỉ thêm không được hưởng lương.

Nghỉ cưới vào ngày lễ có được nghỉ bù không?

Hiện nay, Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn hiện nay chưa có qui định về việc nghỉ việc riêng của người lao động trùng vào ngày nghỉ lễ thì giải quyết như thế nào? Mà chỉ có quy định về việc các ngày nghỉ lễ nếu trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
Do đó, có thể thấy nếu ngày cưới của bạn trùng với ngày lễ thì bạn cũng không được nghỉ bù vào ngày sau đó.

Quy định về chế độ nghỉ phép hàng tuần như thế nào?

Nghỉ hàng tuần theo quy định tại Điều 111 – Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể:
Điều 111. Nghỉ hàng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vài ngày làm việc kế tiếp.”;

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm