Nghị định 17/2020 về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh rượu

bởi Hương Giang
Nghị định 172020 về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh rượu

Theo quy định doanh rượu là kinh doanh mặt hàng có điều kiện. Do đó, các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh rượu phải đáp ứng các điều kiện và xin giấy phép bán buôn rượu theo quy định. Vậy Quy trình xin giấy phép bán buôn rượu theo quy định của Nghị định 17/2020 thực hiện như thế nào? Điều kiện sản xuất rượu có độ cồn dưới 5,5 độ theo quy định của Nghị định 17/2020 về an toàn thực phẩm là gì? Hồ sơ xin giấy phép bán buôn rượu theo quy định của Nghị định 17/2020 về an toàn thực phẩm gồm những giấy tờ gì? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Nghị định 17/2020 về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh rượu” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Khi nào phải xin giấy phép bán buôn rượu theo quy định của Nghị định 17/2020 về an toàn thực phẩm?

Nghị định số 17/2020/NĐ-CP nêu rõ: Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép.

Thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.

Hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với UBND cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.

Do kinh doanh rượu là ngành nghề có điều kiện, để đảm bảo đầy đủ hành lang pháp lý cần thiết, thương nhân cần đáp ứng các điều kiện bán buôn rượu nếu muốn xin giấy phép bán buôn rượu. Các điều kiện cụ thể :

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 01 thương nhân bán lẻ rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán lẻ rượu.
  • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác.

Điều kiện sản xuất rượu có độ cồn dưới 5,5 độ theo quy định của Nghị định 17/2020 về an toàn thực phẩm

Trong đó, Nghị định bổ sung Chương IIa vào sau Chương II kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ. Cụ thể, bổ sung quy định điều kiện sản xuất rượu có độ cồn dưới 5,5 độ gồm:
1- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2- Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
3- Đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở sản xuất.

Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung.
Nghị định cũng bổ sung quy định điều kiện nhập khẩu rượu có độ cồn dưới 5,5 độ: Đáp ứng các điều kiện quy định tại (1), (2) nêu trên; rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế; phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện nơi thương nhân đặt trụ sở chính trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung.
Ngoài ra, Nghị định quy định điều kiện bán rượu có độ cồn dưới 5,5 độ gồm: Đáp ứng các điều kiện (1) (2) nêu trên; đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung.

Nghị định 172020 về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh rượu
Nghị định 172020 về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh rượu

Hồ sơ xin giấy phép bán buôn rượu theo quy định của Nghị định 17/2020 về an toàn thực phẩm

Những hồ sơ mà quý doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm các loại tài liệu cơ bản sau:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu theo mẫu mới nhất tại Nghị định 17/2020 NĐ- CP

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị xin cấp giấy phép bán buôn rượu

3. Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm kho hàng theo quy định.

4. Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.

5. Hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống bán buôn rượu của các thương nhân bán lẻ rượu.

Tất cả hồ sơ chuẩn bị 02 bản và có sao y chứng thực

6. Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:

a) Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;

b) Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.

7. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và kho hàng.

Đây là những giấy tờ cơ bản để doanh nghiệp có thể soạn thảo hồ sơ xin giấy phép bán buôn rượu. 

Quy trình xin giấy phép bán buôn rượu theo quy định của Nghị định 17/2020 về an toàn thực phẩm

Để có được Mẫu giấy phép bán buôn rượu theo quy định mới nhất, thương nhân cầ thực hiện thủ tục đúng theo các bước sau:

Bước 1: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép là Sở công thương tại địa bàn kinh doanh;

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Bước 3: Cấp Giấy phép bán buôn rượu cho doanh nghiệp hoặc văn bản từ chối nêu rõ lý do.

Lưu ý: Sở công thương sẽ tiến hành thẩm định điều kiện kinh doanh tại cơ sở trước khi cấp phép theo quy định. Do đó các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng các điều kiện về cơ sở đáp ứng các yêu cầu về môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.

Nghị định 17/2020 về an toàn thực phẩm

Video Luật sư X giải đáp thắc mắc về điều kiện kinh doanh rượu

Video Luật sư X giải đáp thắc mắc về điều kiện kinh doanh rượu

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Nghị định 17/2020 về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh rượu”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến đăng ký bản quyền Bắc Giang. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn của giấy phép bán lẻ rượu là bao lâu?

Căn cứ quy định tại Khoản 20 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP; thời hạn của giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm. Tuy vậy tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 105/2017/NĐ-CP có quy định về cấp lại giấy phép kinh doanh rượu trong trường hợp cấp lại do hết thời hạn hiệu lực. Theo đó; trước khi hết hạn 30 ngày; nếu muốn tiếp tục kinh doanh bán lẻ rượu; thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bán lẻ rượu. Hồ sơ, thẩm quyền; thủ tục cấp lại áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.

Thương nhân bán buôn rượu có bắt buộc phải xin cấp phép Bán buôn rượu hay không?

Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu vẫn quy định các thương nhân có hoạt động kinh doanh bán buôn rượu phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép Bán buôn rượu.

Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ là gì?

– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
– Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm