Nghị định 72/2019/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?

bởi Thanh Loan
Nghị định 72/2019/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?

Nghị định 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt quản lý thị trấn quy hoạch và Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng. Mời bạn đọc tham khảo và tải xuống văn bản trong bài viết “Nghị định 72/2019/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?” sau đây nhé!

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:72/2019/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:30/08/2019Ngày hiệu lực:30/08/2019
Ngày công báo:10/09/2019Số công báo:Từ số 749 đến số 750
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nghị định 72/2019/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?

Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2015/NĐ-CP như sau:

  • Phạm vi điều chỉnh: Nghị định 72/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung của Luật Xây dựng 2014, gồm: Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng; quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng.

Như vậy, phạm vi điều chỉnh đã bỏ nội dung giấy phép quy hoạch so với hiện hành.

Trước đó, quy định về giấy phép quy hoạch đã được bãi bỏ theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch.

  • Sửa đổi yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng:
  • Luận cứ, xác định phạm vi ranh giới vùng; mục tiêu và thời hạn quy hoạch.

(So với hiện hành, bỏ quy định “Đối với vùng liên tỉnh, liên huyện, vùng chức năng đặc thù, vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh nhiệm vụ quy hoạch cần phải luận cứ, cơ sở hình thành phạm vi ranh giới vùng”).

  • Các yêu cầu về thu thập số liệu, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng; yêu cầu về định hướng phát triển không gian, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật vùng liên huyện, vùng huyện; yêu cầu về đánh giá môi trường chiến lược, quản lý quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện; yêu cầu đối với việc đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên.

Lưu ý: Giấy phép quy hoạch đã được cấp cho chủ đầu tư trước ngày 30/8/2019 thì tiếp tục được thực hiện theo thời hạn ghi trong Giấy phép quy hoạch.

Nghị định 72/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 30/8/2019.

Thay đổi nguyên tắc lập quy hoạch đô thị

Theo đó, Khoản 1 Điều 14 Nghị định 37/2010/NĐ-CP quy định về các nguyên tắc khi lập quy hoạch đô thị đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 72/2019/NĐ-CP như sau: “Thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới phải được lập quy hoạch chung để đảm bảo phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.”

Ngoài ra, Nghị định 72/2019/NĐ-CP cũng bổ sung nguyên tắc đối với việc điều chỉnh ranh giới quy hoạch, cụ thể:

Về trường hợp cần phải điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc công trình riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết đô thị được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết căn cứ vào nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đô thị hoặc khu vực, quy chế quản lý kiến trúc để quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết đô thị. Việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết đô thị thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, việc lập quy hoạch đô thị còn phải đáp ứng các nguyên tắc khác được quy định tại Nghị định 37/2010/NĐ-CP sau đây:

Các khu vực trong thành phố, thị xã phải được lập quy hoạch phân khu để cụ thể hóa quy hoạch chung, làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng và lập quy hoạch chi tiết.

Các khu vực trong thành phố, thị xã, thị trấn, khi thực hiện đầu tư xây dựng thì phải lập quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, làm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng và cấp giấy phép xây dựng.

Đối với dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì có thể lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết. Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch phân khu; đảm bảo sự đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phù hợp với không gian kiến trúc với khu vực xung quanh.

Nghị định 72/2019/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?
Nghị định 72/2019/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?

Nguyên tắc lập quy hoạch nông thôn

Các xã phải được lập quy hoạch chung xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch tỉnh; quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện; quy hoạch chung thành phố, thị xã, làm cơ sở lập các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn và lập các dự án đầu tư xây dựng.

Các điểm dân cư nông thôn phải được lập quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng xã, làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng và cấp giấy phép xây dựng.

Định hướng phát triển không gian vùng liên huyện, vùng huyện:

Đề xuất, lựa chọn mô hình phát triển không gian vùng;

Xác định các phân vùng để kiểm soát quản lý phát triển;

Phân bố và xác định quy mô các không gian phát triển: Công nghiệp; nông nghiệp, lâm nghiệp; du lịch, thương mại dịch vụ, bảo tồn; xác định quy mô, tính chất các khu chức năng;

Xác định mô hình phát triển, cấu trúc hệ thống đô thị; và khu vực nông thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; phân cấp, phân loại đô thị theo không gian lãnh thổ và quản lý hành chính; xác định quy mô dân số, đất xây dựng đô thị;

Phân bố và xác định quy mô các hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm: Trung tâm giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, thể dục, thể thao có quy mô lớn, mang ý nghĩa vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ cấp vùng; khu du lịch, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng và các di tích văn hóa – lịch sử có giá trị;

Phân bố và xác định quy mô các khu vực bảo tồn, khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên trong vùng.

Tải xuống Nghị định 72/2019/NĐ-CP

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề pháp lý, đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang. 

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghị định 72/2019/NĐ-CP có nội dung gì nổi bật?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tra cứu giấy phép lái xe theo cccd. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp:

Nghị định 72/2019/NĐ-CP quy định điều kiện của tổ chức tư vấn, cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị gồm những gì?

Điều kiện để cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị bao gồm:
Cá nhân thiết kế quy hoạch đô thị phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận.
Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch đô thị và cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch đô thị phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
Năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị được xác định trên cơ sở năng lực hành nghề của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm, trình độ thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.

Nghị định 72/2019/NĐ-CP quy định điều kiện để cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị là gì?

Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật đô thị, kinh tế đô thị; có kinh nghiệm tham gia thiết kế quy hoạch tối thiểu 05 năm và đã tham gia thiết kế ít nhất 05 đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm