Nghỉ dưỡng thai có được đóng BHXH không?

bởi PhamThanhThuy
Nghỉ dưỡng thai có được đóng BHXH không?

Chào Luật sư, tôi có thai được 4 tháng nhưng gần đây sức khỏe của tôi không được tốt. Hôm qua tôi đi khám thai thì bác sĩ có khuyên tôi nên nghỉ dưỡng thai một thời gian. Gia đình tôi cũng nguyên tôi nên nghỉ dưỡng thai để tốt cho mẹ và bé. Tôi làm vị trí kế toán trưởng nên nếu nghỉ thì cũng khó khăn cho công ty. Không biết theo quy định hiện nay thì Nghỉ dưỡng thai có được đóng BHXH không? Người đang mang thai có được hưởng chế độ gì riêng hay không? Luật BHXH có hỗ trợ cho người phụ nữ trong giai đoạn mang thai hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. LSX xin được tư vấn vấn đề trên cho bạn như sau:

Thời gian nghỉ dưỡng thai của lao động nữ tối đa là bao lâu?

Vấn đề nghỉ dưỡng thai đối với lao động nữ thường được quy định cụ thẻ và rõ ràng, đảm bảo quyền lợi cho người phụ nhữ làm việc trong lúc mang thai. Căn cứ khoản 3 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT, lao động nữ phải nghỉ làm để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ sẽ được cấp một trong các giấy tờ sau đây:

  • Trường hợp đã nghỉ việc và phải điều trị ngoại trú: Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.

Thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được xác định theo tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày/lần cấp.

  • Trường hợp đang đóng BHXH bắt buộc và phải điều trị ngoại trú: Cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Số ngày nghỉ ghi trên giấy này được căn cứ theo tình trạng sức khỏe của lao động nữ nhưng tối đa không quá 30 ngày/lần cấp.

  • Trường hợp phải giám định sức khỏe để nghỉ dưỡng thai: Cấp biên bản giám định y khoa

Thời hạn nghỉ dưỡng thai được thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa nhưng tối đa không quá 30 ngày/lần cấp.

  • Trường hợp phải điều trị nội trú: Cấp giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.

Nếu lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì tại phần ghi chú của giấy ra viện, bác sĩ ghi thêm số ngày nghỉ nhưng cũng chỉ tối đa đến 30 ngày và phải ghi rõ là nghỉ “để dưỡng thai”.

Theo đó, mỗi loại giấy được cấp cho lao động nghỉ dưỡng thai thường chỉ có thời hạn là 30 ngày. Tuy nhiên, khoản 5 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT cũng nêu rõ:

Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Như vậy, nếu lao động nữ cần nghỉ dưỡng thai nhiều hơn 30 ngày thì có thể tiến hành tái khám để được cấp giấy nghỉ dưỡng thai mới.

Từ đó, có thể thấy, thời gian nghỉ dưỡng thai tối đa của lao động nữ không bị giới hạn số ngày nghỉ. Chỉ cần sức khỏe còn yếu và được bác sĩ chỉ định nghỉ dưỡng thai thì lao động nữ vẫn được tiếp tục nghỉ dưỡng thai.

Nghỉ dưỡng thai có được đóng BHXH không?

Với những trường hợp nghỉ dưỡng thai do công việc có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì người lao động sẽ thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động. Lúc này, người lao động sẽ không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Nghỉ dưỡng thai theo cách tạm hoãn hợp đồng lao động thì người lao động cũng không được công ty đóng bảo hiểm trong thời gian nghỉ. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền lợi do cơ quan BHXH chi trả.

Tuy nhiên, nếu cần phải nghỉ dưỡng thai do các vấn đề bệnh lý cần phải được khám, điều trị thì người lao động tham gia BHXH bắt buộc có thể tận dụng chế độ ốm đau.

Bởi Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau chỉ yêu cầu người lao động bị ốm đau (không phải là tai nạn lao động) mà phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Khi nghỉ dưỡng thai theo chế độ ốm đau, người lao động sẽ được thanh toán tiền BHXH theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Mức hưởng=75%xTiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ:24xSố ngày nghỉ

Số ngày nghỉ cụ thể do cơ sở khám, chữa bệnh chỉ định nhưng không vượt quá số ngày nghỉ tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội:

– Người làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ:

  • Tối đa 30 ngày làm việc: Nếu đóng BHXH dưới 15 năm.
  • Tối đa 40 ngày làm việc: Nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm
  • Tối đa 60 ngày làm việc: Nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

– Người làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên được nghỉ:

  • Tối đa 40 ngày làm việc: Nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
  • Tối đa 50 ngày làm việc: Nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm
  • Tối đa 70 ngày làm việc: Nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên

Thời gian nghỉ dưỡng thai tối thiểu để tính chế độ thai yếu là mấy ngày?

Bên cạnh việc hưởng chế độ thai sản thì quy định về thời gian nghỉ dưỡng thai khi thai yếu cũng được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ khi mang thai người phụ nữ thường nhạy cảm và sức khỏe yếu hơn. Theo khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ sẽ được nới điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Thay vì phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, lao động nữ nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ chỉ cần đóng BHXH từ đủ 03 tháng trong 12 tháng trước khi sinh, đồng thời trước đó đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên là đã có thể được hưởng chế độ thai sản.

Vậy theo quy định hiện nay, người lao động phải nghỉ dưỡng thai tối thiểu bao lâu thì mới được tính hưởng chế độ thai sản với điều kiện nêu trên?

Về vấn đề này, điểm b Mục 2 Công văn 3432/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn như sau:

b) Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn không quy định thời gian tối thiểu nghỉ dưỡng thai để được hưởng chế độ thai sản theo điều kiện quy định nêu trên.

Có thể thấy, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về thời gian tối thiểu nghỉ dưỡng thai để được hưởng chế độ thai sản với điều kiện về thời gian đóng BHXH ngắn hơn.

Như vậy, lao động nữ chỉ cần có thời gian nghỉ dưỡng thai và có giấy tờ chứng nhận việc nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh thì đều được tính hưởng chế độ thai sản theo điều kiện của trường hợp thai yếu phải nghỉ dưỡng thai.

Nghỉ dưỡng thai có được đóng BHXH không?

Nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ có được hưởng thai sản?

Trong khi các trường hợp thông thường, lao động nữ muốn hưởng chế độ thai sản thì phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh nhưng với trường hợp mang thai mà phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ, điều kiện hưởng chế độ thai sản dễ dàng hơn rất nhiều.

Cụ thể, khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định:

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Theo đó, lao động nữ nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ hoàn toàn có quyền hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng đồng thời 02 điều kiện sau:

– Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên.

– Đóng BHXH từ đủ 03 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

Nghỉ dưỡng thai có bị công ty cho thôi việc không?

Hiện nay một số công ty không có quy định rõ về quyền lợi của người phụ nữ khi mang thai. Do đó có thể trong quá trình mang thai, nghỉ dưỡng thai hoặc nghỉ thai sản họ bị công ty cho thôi việc. Vậy quy định trên có đúng hay không? Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rõ:

Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

  1. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo đó, công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai. Nói cách khác, người lao động nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ không thể bị công ty cho thôi việc.

Nếu tự ý cho người lao động này nghỉ việc, công ty sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Khi đó, công ty buộc phải nhận người lao động trở lại làm việc, đồng thời còn phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền nhất định.

Mặc dù công ty không thể đuổi việc nhưng các bên có thể thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng hoặc người lao động cũng có thể chủ động đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Nghỉ dưỡng thai có được đóng BHXH không chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Nghỉ dưỡng thai có được đóng BHXH không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo mẫu viết di chúc thừa kế đất đai… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Thời gian hưởng chế độ khi khám thai bao nhiêu ngày?

Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai là mấy ngày?

Khi thực hiện các biện pháp tránh thai, người lao động sẽ được nghỉ:
– 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
– 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

Thời gian hưởng chế độ khi vợ sinh con là bao nhiêu ngày?

Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
– 05 ngày làm việc: Trường hợp thông thường.
– 07 ngày làm việc: Vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
– 10 ngày làm việc: Vợ sinh đôi; từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
– 14 ngày làm việc: Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm