Nghỉ làm không phép mấy ngày bị sa thải theo quy định năm 2023?

bởi Thanh Loan
Nghỉ làm không phép mấy ngày bị sa thải theo quy định năm 2023?

Hoạt động kinh tế và kinh doanh đang đa dạng hóa chủ yếu trong nước và mở rộng ra quốc tế. Như vậy, dường như hợp đồng lao động đã trở thành một trong những công cụ pháp lý để thiết lập sự thỏa thuận, đàm phán, cũng như tạo ra mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động và các nghĩa vụ ràng buộc. Như vậy, sa thải là một trong những hình thức kỷ luật được quy định trong pháp luật lao động hiện hành. Vậy “Nghỉ làm không phép mấy ngày bị sa thải theo quy định năm 2023?” Cùng Luật sư X tìm hiểu quy định này ở bài viết dưới đây nhé!

Sa thải là gì?

Sa thải là một trong những hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật lao động. Sa thải có nghĩa là người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do của người lao động. Theo quy định tại Điều 125 Luật Lao động 2019, đây là hình thức kỷ luật lao động nặng nhất trong 3 hình thức.

Sa thải là hình thức kỉ luật lao động dẫn đến quan hệ lao động của người lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động có quyền áp dụng hình thức kỉ luật này khi người lao động có hành vi vi phạm kỉ luật lao động, có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp, người lao động bị xử lí kỉ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm việc khác mà tái phạm hoặc bị xử lí kỉ luật cách chức mà tái phạm; tự ý bỏ việc năm ngày dồn trong một tháng hoặc 20 ngày dồn trong một năm mà không có lí do chính đáng.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

  • Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
  • Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
  • Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định

Trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật sa thải

Căn cứ theo quy định tại Điều 129 Bộ luật lao động 2019, hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

  • Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc.
  • Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật.
  • Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Theo đó, Điều 13 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH có quy định về lý do chính đáng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Do thiên tai, hỏa hoạn mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể có mặt để làm việc;

2. Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, đứa trẻ mà người lao động mang thai hộ đang nuôi theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Nghỉ làm không phép mấy ngày bị sa thải theo quy định năm 2023?
Nghỉ làm không phép mấy ngày bị sa thải theo quy định năm 2023?

Nghỉ làm không phép bị xử lý như thế nào?

Để quản lý và điều hành người lao động làm việc một cách có kỷ luật và hiệu quả, doanh nghiệp sẽ ban hành nội quy lao động, trong đó quy định cụ thể những vấn đề mà người lao động phải tuần thủ như thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất kinh doanh.

Theo khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động năm 2019, nội quy lao động phải nêu rõ các hành vi bị coi là vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng.

Để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn, các công ty thường quy định cụ thể quy trình xin nghỉ phép của người lao động. Nếu không thực hiện đúng, người lao động sẽ bị coi là vi phạm nội quy lao động.

Lúc này, căn cứ vào nội quy công ty và mức độ vi phạm mà người lao động có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong 04 hình thức sau:

(1) Khiển trách.

(2) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

(3) Cách chức.

(4) Sa thải. 

Nghỉ làm không phép mấy ngày bị sa thải theo quy định năm 2023?

Việc xử lý sa thải người lao động trong trường hợp người đó nghỉ làm không phép được quy định rõ tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Theo quy định nêu trên, người sử dụng lao động tự ý sa thải người lao động không có lý do chính đáng nếu:

  • Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời gian 30 ngày.
  • Tự ý bỏ việc 20 ngày cộng dồn trong thời gian 365 ngày.

Lúc này, để sa thải người lao động nghỉ làm không phép, người sử dụng lao động phải mở cuộc họp xử lý kỷ luật. Cuộc họp này phải được thông báo trước cho những người liên quan và được tiến hành khi có đủ các thành phần tham dự theo quy định.

Trường hợp không tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động mà ra luôn quyết định sa thải đối với nhân viên nghỉ làm không phép, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt về hành vi xử lý kỷ luật lao động không đúng trình tự, thủ tục với mức phạt từ 05 – 10 triệu đồng (theo điểm đ khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghỉ làm không phép mấy ngày bị sa thải theo quy định năm 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thủ tục đăng ký chuyển di sản thừa kế cho một người. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Nghỉ làm không phép với lý do nào thì không bị sa thải?

Lý do chính đáng được Bộ luật Lao động năm 2019 đề cập bao gồm:
– Thiên tai, hỏa hoạn.
– Bản thân, thân nhân người lao động bị ốm, đồng thời có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
– Các lý do khác được quy định rõ trong nội quy lao động.

Những trường hợp không được sa thải người lao động?

Nếu người lao động không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động (như đã trình bày ở phần 2) thì người sử dụng lao động không có quyền sa thải người lao động.
Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động không xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Người sử dụng lao động không được sa thỉa người lao động khi đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động 2019.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm