Xin chào Luật sư X. Tôi được biết rằng trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ vẫn được hưởng nhiều quyền lợi. Vậy khi nghỉ thai sản người lao động có được đóng và hưởng Bảo hiểm y tế hay không? Nghỉ thai sản có bị truy thu BHYT? mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới dây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện hưởng chế độ thai sản?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và hướng dẫn của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong 06 trường hợp sau đây:
– Lao động nữ mang thai;
– Lao động nữ sinh con
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Theo đó, Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về việc đóng bảo hiểm của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi như sau:
– Đối với lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước sinh hoặc nhận con nuôi.
– Đối với lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian là 12 tháng trước khi sinh con.
– Người lao động đủ cả 2 điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Khi đáp ứng đủ thuộc vào các trường hợp được hưởng chế độ thai sản và quy định về đóng bảo hiểm theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì bạn đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản là bao lâu?
Theo đó, thời gian áp dụng chế độ thai sản có hiệu lực kể từ ngày đầu bạn phát hiện mình có thai đến khi con ra đời và được đủ 12 tháng tuổi. Trong đó:
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai (Điều 32)
– Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian hưởng chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý (Điều 33)
– Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con (Điều 34)
– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
– Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 02 tháng.
Khi nghỉ thai sản, người lao động có được đóng và hưởng BHYT không?
Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người lao động sẽ được thực hiện theo Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017:
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Như vậy, khi nghỉ hưởng thai sản, người lao động sẽ không phải đóng các loại bảo hiểm bắt buộc nhưng vẫn được tính là tham gia BHXH, đồng thời còn được cơ quan BHXH đóng BHYT.
Do vẫn duy trì việc đóng BHYT nên trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi về BHYT khi đi khám, chữa bệnh.
Mặc dù trong việc đóng BHYT do cơ quan BHXH thực hiện nhưng người lao động đang nghỉ thai sản cũng không cần phải đổi lại thẻ BHYT mà vẫn được tiếp tục dùng thẻ đã cấp để đi khám, chữa bệnh.
Có nghĩa là, trong thời gian 06 tháng nghỉ sinh con và hưởng chế độ thai sản, mỗi tháng, cơ quan BHXH sẽ phải đóng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản vào quỹ BHYT (điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).
Nghỉ thai sản có bị truy thu BHYT hay không?
Tại Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội như sau:
1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương III và Chương IV của luật này.
2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
Khoản 6 Điều 42 của văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định “Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động…”.
Như vậy, trong quá trình bạn nghỉ thai sản thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ đóng bảo hiểm y tế cho bạn. Khi hết thời gian nghỉ thai sản nếu bạn không tiếp tục đi làm thì không thuộc đối tượng đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc và đơn vị sẽ làm thủ tục báo giảm, khi đó thẻ BHYT của bạn hết giá trị sử dụng. Do đó bạn không bị truy thu số tiền đóng BHYT trong thời gian 6 tháng bạn nghỉ thai sản.
Mức nhận trợ cấp khi hưởng chế độ thai sản như thế nào?
Theo quy định tại điều 39 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014, người lao động hưởng chế độ thai sản thì được nhận mức trợ cấp mỗi tháng bằng 100% bình quân của mức lương 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, với điều kiện trong 06 tháng đó người lao động phải đóng bảo hiểm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Bài thu hoạch cảm tình đảng 2015
- Quy định pháp luật về giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nghỉ thai sản có bị truy thu BHYT hay không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ bảo hộ logo công ty, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào nội dung Điều 4 của Luật bảo hiểm xã hội thì người tham gia bảo hiểm được hưởng:
– Đối với Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
– Đối với Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội 2014 thì để hưởng chế độ thai sản người lao động nộp hồ sơ gửi cho người sử dụng lao động. Sau đó người sử dụng lao động lập danh sách gửi cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện yêu cầu hưởng chế độ thai sản.