Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương không?

bởi Anh
Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương không

Nhiều người do không phù hợp với môi trường làm việc và văn hoá công ty đã lựa chọn nghỉ ngang trong thời gian thử việc. Đây là khoảng thời gian ban đầu để hai bên làm quen và tìm hiểu về năng lực của nhau. Rất nhiều trường hợp do không có sự chuẩn bị trước nên khi nghỉ trong thời gian thử việc đã không được trả lương hoặc bị chèn ép không cho nghỉ. Vậy quy định pháp luật về vấn đề nghỉ việc trong thời gian thử việc như thế nào? Bài viết “Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương không?” hôm nay của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Căn cứ pháp lý

Thử việc trong thời gian bao lâu?

Thử việc cũng có thời gian nhất định. Nhiều doanh nghiệp vì muốn giảm thiểu chi phsi dành cho người lao động mà cố tình kéo dài quãng thời gian thửu việc này lên. Vậy pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời gian thử việc như sau:

Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

  1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
  4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
    Như vậy, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc:

Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm những gì?

Cũng giống như các hợp đồng lao động khác thì hợp đồng thử việc sẽ bao gồm các thông tin cơ bàn cùng vơi quyền và nghĩa vụ của các bên. Nhiều bên sẽ không có hợp đồng thử việc. Do thời gian thử việc thường là thời gian ngắn. Căn cứ Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định hợp đồng thử việc như sau:

Thử việc

  1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
  2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
  3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
    Như vậy, nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và điểm h khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:

Nội dung hợp đồng lao động

  1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
    b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
    c) Công việc và địa điểm làm việc;
    d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
    đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
    e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
    g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
    h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
    i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
    k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

    Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 21, khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 thì nội dung của hợp đồng thử việc bao gồm:
  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương không
Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương không

Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương không?

Nghỉ việc trong thời gian thử việc là tình trạng phổ biến thường diễn ra. Thông thường trong khoảng thời gian thử việc người lao động sẽ chưa được kí hợp đồng lao động. Những thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động trước đó sẽ do hai bên thoả thuận bằng miệng. Căn cứ Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Và khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Kết thúc thời gian thử việc

  1. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
    Theo quy định trên thì:
  • Tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
  • Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Như vậy, thử việc có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước (nghỉ ngang) và vẫn được nhận lương trong quá trình đã làm, mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về phí đo đạc tách thửa đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về thử việc như thế nào?

Theo Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019​ quy định về thời gian thử việc như sau :
Điều 25. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Theo điều 26 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về tiền lương trong thời gian thử việc như sau :
“Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Trong thời gian thử việc có được nghỉ ngang không?

Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019 – đang có hiệu lực thi hành quy định:
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Theo quy định trên, trong thời gian thử việc, người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước.
Nội dung này được Bộ luật lao động năm 2019 kế thừa từ khoản 2 Điều 29 Bộ luật lao động 2012. Như vậy, từ ngày 01/01/2021, người lao động nghỉ trong thời gian thử việc sẽ không cần báo trước cho người sử dụng lao động biết.
Cùng với đó, người sử dụng lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động mà không cần báo trước nếu đang trong thời gian thử việc.
Thêm vào đó, với quy định tại Bộ luật lao động năm 2019, người lao động khi tự ý nghỉ trong thời gian thử việc sẽ không phải bồi thường cho người sử dụng lao động. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, người lao động chỉ không phải bồi thường nếu nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Như vậy, theo quy định pháp luật, hiện nay người lao động tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc không cần báo trước cho người sử dụng lao động biết (nghỉ ngang).
Thực tế, lao động thử việc có thể báo trước với đơn vị nơi đang làm để thuận lợi trong việc tổ chức nhân sự, tìm người thay thế cho vị trí mình để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị.

Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?

Theo Điều 26 Bộ luật lao động thì Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Về nguyên tắc trả lương, theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật lao động thì Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Khoản 2 Điều 24 Bộ luật lao động quy định:
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
Theo đó, hợp đồng thử việc bao gồm các nội dung:
– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc;
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
Do đó, người sử dụng lao động cần căn cứ vào quy định về trả lương trong thỏa thuận về thử việc trước đó để trả lương đầy đủ theo mức tương ứng với thời gian đã làm tại doanh nghiệp, đơn vị.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm