Xin chào Luật Sư. Theo tôi được biết thì người Việt Nam bị tước quốc tịch khi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Vậy Người bị tước quốc tịch này có bị thu hồi hộ chiếu không? Pháp luật có quy định như thế nào về các trường hợp khác bị thu hồi hộ chiếu? Xin cảm ơn.
Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên, mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Người bị tước quốc tịch có bị thu hồi hộ chiếu không?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Pháp luật quy định ra sao về các trường hợp thu hồi hộ chiếu?
Hộ chiếu là gì?
Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Các trường hợp bị thu hồi hộ chiếu
Theo quy định tại Điều 27 Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 thì có quy định về nội dung các trường hợp thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu theo như quy định của pháp luật hiện hành bao gồm các trương hợp như hộ chiếu bị mất, bị tước quốc tịch và cụ thể là các trường hợp như sau:
“1. Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn bị mất
2. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
3. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn thời hạn đối với trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng.
4. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đã cấp cho người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này”.
Quy trình thu hồi hộ chiếu của người bị tước quốc tịch ra sao?
Theo như quy định tại Điều 29 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về vấn đề thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đối với người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Trong quy định tại khoản 1 Điều này quy định: “1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho thôi quốc tịch, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi văn bản thông báo đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an nếu người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đang cư trú ở trong nước hoặc gửi văn bản thông báo đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nếu người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài”.
Từ quy định vừa được nêu ra có thể thấy rằng sau khi cá nhân có quyết định cho thôi quốc tịch, tước quốc tịch Việt Nam hay bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì những cá nhân này sẽ bị thu hồi hoặc hủy bỏ giá trị sử dụng của Hộ chiếu và việc thu hồi và hủy này được cơ quan có thẩm quyền thực hiện thông báo trong thời hạn ba mươi ngày mà pháp luật quy định.
Theo Khoản 2: “2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản thông báo, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an kiểm tra, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn.”
Tại Khoản 3: “3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản thông báo, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kiểm tra, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn, thông báo kết quả cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.“
Trình tự, thủ tục tước quốc tịch được thực hiện thế nào?
Việc tước quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo trình tự, thủ tục tại Điều 32 Luật Quốc tịch Việt Nam và được Chính phủ hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 16/2020/NĐ-CP.
Hồ sơ tước quốc tịch
Hiện nay, theo Điều 22 Nghị định 16/2020, cơ quan có thẩm quyền kiến nghị tước quốc tịch gồm Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện và Tòa án. Dưới đây là hồ sơ cụ thể trong từng trường hợp:
– UBND cấp tỉnh hoặc Cơ quan đại diện kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam:
- Văn bản kiến nghị của UBND cấp tỉnh hoặc Cơ quan đại diện về việc tước quốc tịch Việt Nam;
- Hồ sơ, tài liệu điều tra, xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam;
- Đơn, thư tố cáo người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có.
– Tòa án đề nghị:
- Văn bản kiến nghị của Tòa án về việc tước quốc tịch Việt Nam;
- Bản án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu có liên quan.
Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện thủ tục tước quốc tịch được quy định chi tiết tại Điều 32 Luật Quốc tịch như sau:
– 15 ngày kể từ ngày phát hiện hoặc nhận đơn, thư tố cáo về hành vi làm căn cứ để tước quốc tịch Việt Nam: UBND cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xác minh và gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp.
– 30 ngày: Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
– 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng, Chủ tịch nước xem xét, quyết định tước quốc tịch của người vi phạm.
Người bị tước quốc tịch có bị tước quyền công dân không?
Trong những trường hợp công dân có vi phạm pháp luật bị áp dụng xử phạt theo quy định của luật hình sự thì có thể bị tước một số quyền công dân với những tội liên quan đến an ninh quốc gia,…để đảm bảo giữ gìn tổ quốc, làm theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 44 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
“1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.“
Vậy người bị tước quốc tịch có thể bị tước một số quyền công dân khi vi phạm một trong các trường hợp nêu trên.
Mời bạn xem thêm
- Trẻ em có được làm hộ chiếu gắn chíp không năm 2022?
- Quy định số căn cước công dân năm 2022 như thế nào?
- Lệ phí làm hộ chiếu gắn chip là bao nhiêu theo quy định 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Người bị tước quốc tịch có bị thu hồi hộ chiếu không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, hợp đồng môi giới việc làm; dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 24 Nghị định 16/2020/NĐ-CP, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định tước quốc tịch, Bộ Tư pháp gửi thông báo kèm bản sao Quyết định này cho người bị tước quốc tịch và UBND cấp tỉnh để theo dõi, quản lý, thống kê hoặc cơ quan đại diện để thông báo cho người bị tước quốc tịch.
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Quốc tịch Việt Nam, thẩm quyền của Chủ tịch nước được quy định như sau:
“Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho trở lại quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam”
Do đó, việc xem xét tước quốc tịch Việt Nam của công dân thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
Có . Căn cứ Khoản 4 Điều 27 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 Trường hợp này thuộc một trong các trường hợp thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu.