Người cao tuổi có giống người già

bởi Luật Sư X
Người cao tuổi có giống người già

Thông thường khi nhắc đến người cao tuổi  với người già chúng ta thường nhầm lẫn hai khái niệm này là một, có vẻ giống nhau. Vậy dưới góc độ pháp lý thì hai khái niệm này có phải là một hay không?

CĂN CỨ

  • Luật người cao tuổi 2009;
  • Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
  • Nghị quyết 01/2006/ NQ-HĐTP;
  • Nghị Định 136/2013 Nghị Định Chính Phủ.

NỘI DUNG

1. Khái niệm

Người cao tuổi: Theo quy định tại Điều 2 Luật người cao tuổi 2009 thì người cao tuổi được hiểu là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Người già: Khái niệm “người già’ thì có Bộ luật hình sự 2015 đề cập đến (từ Bộ luật hình sự 1999) nhưng Bộ luật hình sự 2015 lại không hề có bất kỳ một giải thích khái niệm nào mà chúng ta chỉ biết dựa vào một số Nghị định hướng dẫn của Bộ luật Hình sự 1999 có nêu ra quy định về vấn đề này. Theo đó căn cứ vào Nghị quyết 01/2006/ NQ-HĐTP thì “Người già được xác định là người từ 70 tuổi trở lên”.

2. Một số vấn đề pháp lý liên quan

Như vậy, theo khái niệm được xây dựng ở trên thì rõ dàng người già và người cao tuổi là khác nhau. Do đó những quyền và lợi ích của họ cũng khác nhau cụ thể:

Người già: 

  • Trong bộ luật hình sự 2015 tại Điểm O Khoản 1 Điều 51 ” Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”
  • Người đủ 70 tuổi trở lên đã chấp hành ít nhất 1/3 hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn thì được tha tù trước thời hạn (điểm e khoản 1 Điều 66)
  • Căn cứ vào Nghị định 136/2013/NĐCP nếu người già  từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc trường hợp trên, không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Và có thể sẽ được cấp bảo hiểm y tế miễn phí….
  • Và những quyền lợi khác.

Người cao tuổi: Khi đủ điều kiện là người cao tuổi, bà bạn sẽ được hưởng những quyền lợi theo quy định tại điều 3, luật người cao tuổi năm 2009, cụ thể như sau:

  • Được ưu tiên khám chữa bệnh trước người khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên.
  • Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
  • Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
  • Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
  • Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;…..

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm