Chào Luật sư, tôi có chuẩn bị mua một mảnh đất nhưng đến thời hạn đóng cọc tiền nhà thì người đến nhận cọc lại không phải chủ đất . Luật sư cho tôi hỏi Người nhận cọc không phải chủ đất? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Đặt cọc mua đất được hiểu như thế nào?
Theo điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Việc đặt cọc có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc giao kết hợp đồng; có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc thực hiện hợp đồng; nhưng cũng có thể mang cả hai mục đích đó. Thỏa thuận đặt cọc phải được lập thành văn bản; nếu hai bên chỉ thỏa thuận miệng; thì thỏa thuận đó không có giá trị pháp lý. Tùy vào đối tượng của hợp đồng đặt cọc; mà pháp luật quy định việc có bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay không.
Thỏa thuận đặt cọc có thể được lập thành một văn bản riêng; hoặc được ghi nhận bằng một điều khoản trong hợp đồng. Đối với đặt cọc nhằm giao kết hợp đồng; thì việc đặt cọc phải được thể hiện bằng văn bản riêng; vì tại thời điểm giao kết thỏa thuận đặt cọc; thì hợp đồng chưa được hình thành.
Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng không?
Theo Khoản 2, Điều 119, Bộ luật Dân sự 2015, theo đó các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải công chứng chứng thực, đăng ký thì phải thực hiện.
Căn cứ Điều 459, Bộ luật Dân sự, Điều 122, Luật Nhà ở 2014, Điều 167, Luật Đất đai 2013 các loại hợp đồng công chứng bao gồm:
- Hợp đồng tặng cho bất động sản;
- Hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
- Văn bản thừa kế quyền sử dụng đất
Theo đó, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không là một trong các loại hợp đồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Nên công chứng sẽ không phải là điều kiện để hợp đồng đặt cọc nhà đất có hiệu lực theo pháp luật.
Người nhận cọc không phải chủ đất?
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 về đặt cọc thì:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 về các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề
Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề Người nhận cọc không phải chủ đất, quy định Mức bồi thường thu hồi đất, giá đền bù đất, đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, cấp đổi lại sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư, hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà đất, tư vấn đặt cọc đất, đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ… của Luật sư X. Hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Ai sẽ đứng tên sổ đỏ khi có nhiều người cùng mua chung một lô đất?
- Làm sổ đỏ có cần xác nhận tình trạng hôn nhân không
- Sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có được đính chính không?
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện; thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc; hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng; thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng; thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo Điều 328 Bộ luật dân sự 2015:
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, … Trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là hợp đồng phổ biến thường xuyên trong thực tiễn. Vì vậy việc ký kết hợp đồng cần lưu ý các vấn đề sau:
Liệu giá trị tài sản đặt cọc có tương xứng với cam kết thực hiện hợp đồng;
Nhà đất được mua liệu có dính dáng đến các tranh chấp liên quan;
Năng lực hành vi dân sự của người giao kết có đầy đủ…