Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở không khi kết hôn với công dân Việt Nam và có ý định sinh sống lâu dài tại Việt Nam? Đây là vấn đề được đề cập nhiều đến hiện nay. Bởi xu hướng hội nhập mở cửa không chỉ về kinh thế, văn hóa, chính trị. Mà còn về mối quan hệ con người. Việc kết hôn với người nước ngoài trở nên dễ dàng hơn. Và kéo theo đó là những vấn đề liên quan như nhà ở. Chính vì để giải đáp thắc mắc của quý khách, hôm nay Luật Sư X xin gửi đến quý khách bài tư vấn về vấn đề sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài kế hôn với công dân Việt Nam.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Người nước ngoài có sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi kết hôn với công dân Việt Nam không?
Điều kiện để sở hữu nhà ở lâu dài tại Việt Nam:
Người nước ngoài được sở hữu nhà ở trong các trường hợp sau:
- Có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp;
- Có công đóng góp cho Việt Nam (được Chủ tịch nước tặng huân, huy chương, có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam);
- Đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế – xã hội, có trình độ đại học trở lên;
- Người có kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu;
- Kết hôn với công dân Việt Nam.
Như vậy, Người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi kết hôn với Công dân VN không? đã có câu trả lời.
Câu trả lời là có. Khi người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài.
Các quyền mà người nước ngoài có đối với nhà ở
Người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam. Và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam. Bao gồm:
- Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở ;
- Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;
- Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
- Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, …;
- Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật;
- Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;
- Được bồi thường theo quy định của luật;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu nhà ở.
Hồ sơ đăng ký sở hữu nhà ở lâu dài đối với người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam
Người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi tết hôn với công dân Việt Nam; thì vợ chồng có thể đề nghị Văn phòng đăng ký nhà đất cấp giấy tờ đăng ký quyền sử dụng đất mang tên hai vợ chồng.
Hồ sơ bao gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực, thị thực, visa nếu có);
- Sổ hộ khẩu hiện tại của vợ chồng (bản sao có chứng thực).
Điều kiện để người nước ngoài kết hôn tại Việt Nam
Người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam phụ thuộc vào một trong 5 điều kiện đã nêu ở trên. trong đó kết hôn với công dân Việt NAm là một điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở lâu dài. Để kết hôn với người Việt Nam cần đám ứng được các điều kiện về kết hôn.
Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
Đối với trường hợp người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam tại Việt Nam cần phải đáp ứng những điều kiện như sau:
- Người nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước nơi họ mang quốc tịch.
- Đồng thời đáp ứng được điều kiện về kết hôn theo pháp luật Việt Nam.
Bạn đọc quan tâm đến mội dung, mời tham khảo bài viết sau:
Pháp luật Việt Nam về hôn nhân quy định về điều kiện kết hôn như sau:
- Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn phải do nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hay cản trở;
- Các bên nam, nữ không thuộc một trong các trường hợp cấp kết hôn.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật kết hôn với người nước ngoài thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Khi đi cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Hồ sơ bao gồm có:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực, thị thực, visa nếu có);
Sổ hộ khẩu hiện tại của vợ chồng (bản sao có chứng thực).
Đáp ứng điều kiện kết hôn mà mỗi bên mang quốc tịch.
Kết hôn tại Việt Nam cần đáp ứng:
– Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn phải do nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hay cản trở;
– Các bên nam, nữ không thuộc một trong các trường hợp cấp kết hôn.
Người Việt hay người nước ngoài khi kết hôn đều hông được thuộc các trường hợp bị câm kết hôn ở VN:
Cẩm kết hôn giả tạo.
Cấm kết hôn đối với người đang có vợ, có chồng hoặc cấm người chưa có vợ, có chồng kết hôn với người đang có vợ, có chồng.
Cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi kết hôn với công dân Việt Nam”. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Mọi thắc mắc trong các vấn đề pháp lý cần sử dụng dịch vụ của Luật Sư X. Xin mời liên hệ đến hotline: 0833 102 102 để được hỗ trợ trực tiếp.
Trận trọng./.