Chào Luật sư, vài ngày trước do say rượu nên tôi đã lái xe vượt quá tốc độ và bị một cảnh sát giao thông yêu cầu giữ lại để kiểm tra nồng độ cồn. Vì không giữ được tỉnh táo nên tôi đã tác động vật lý lên cảnh sát giao thông rồi bỏ chạy, lo lắng và mặc cảm tội lỗi vì đã làm sai nên tôi muốn ra đầu thú nhưng không biết phải làm thế nào. Vậy người phạm tội có thể đầu thú tại cơ quan nào theo quy định? Xin được tư vấn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Đầu thú là gì? Tự thú là gì?
Đầu thú, tự thú là những thuật ngữ tương đối quen thuộc trong tố tụng hình sự. Điểm h và điểm I khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tự thú, đầu thú lần lượt như sau:
- Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
h) Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
…
i) Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
Từ các khái niệm trên có thể thấy, điểm chung của đầu thú và tự thú là người phạm tội đều khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, tự thú thì hành vi phạm tội chưa được phát hiện còn đầu thú là hành vi phạm tội đã được phát hiện.
Người phạm tội có thể đầu thú tại cơ quan nào theo quy định?
Căn cứ Điều 152 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về người phạm tội tự thú, đầu thú như sau:
- Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.
- Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.
- Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Bên cạnh đó, tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về tổ chức tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
- Cơ quan điều tra phải tổ chức trực ban hình sự 24/24 giờ, Viện kiểm sát các cấp phải tổ chức trực nghiệp vụ 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (kể cả tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng); phân loại và chuyển ngay cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Địa điểm tiếp nhận phải đặt ở nơi thuận tiện, có biển ghi tên cơ quan và thông báo rộng rãi để mọi người biết.
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải bố trí cán bộ trực để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Các cơ quan, tổ chức khác khi có tố giác, tin báo về tội phạm thì phải phân công người tiếp nhận.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì người phạm tội khi tự thú có thể đến những cơ quan tố giác như cơ quan công án, cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.
Trong trường hợp tự thú tại cơ quan không phải cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.
Dầu thú có được coi là tình tiết giảm nhẹ không?
Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
- Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
- Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
- Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
- Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
- Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
- Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
- Phạm tội do lạc hậu;
- Người phạm tội là phụ nữ có thai;
- Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
- Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
- Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người phạm tội tự thú;
- Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
- Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
- Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
- Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
- Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
- Ngoài ra, khoản 2 Điều luật này cũng quy định khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
- Như vậy, Luật đã quy định rõ, người phạm tội tự thú sẽ thuộc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Còn đối với hành vi đầu thú thì khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể xem xét là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
Ý nghĩa của việc người phạm tội đầu thú
- Quy định trường hợp tự thú trong pháp luật là thể hiện chính sách khoan hồng nhất quán của Nhà nước ta, thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta đối với những người lầm lỗi mà chịu ăn năn hối cải. Thành tâm tự thú là một hành vi tích cực và là biểu hiện của sự ăn năn muốn hối cải của người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm pháp.
- Luật hình sự quy định việc người phạm tội tự thú là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Quy định về tự thú còn là quy định mang tính phòng ngừa tích cực. Hành vi tự thú không chỉ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật sớm khám phá ra tội phạm và ngăn chặn được những hành vi tiếp tục thực hiện tội phạm mà còn tác động tích cực đến những đối tượng khác đã hoặc đang có hành vi phạm tội, làm cho các đối tượng này phải hoang mang, dao động mà tự kiềm chế các hành vi và ý đồ thực hiện tội phạm của mình.
- Tự thú còn có ý nghĩa tích cực ở chỗ, làm giảm bớt những chi phí cần thiết cho việc điều tra, truy bắt đối tượng phạm tội; rút ngắn thời hạn thực hiện các hành vi tố tụng. Vì những ý nghĩa đó, pháp luật tố tụng hình sự của nước ta, luôn khuyến khích tự thú. Cũng chính vì vậy mà luật cũng quy định những thủ tục tố tụng và các điều kiện pháp lý khác có lợi cho người tự thú.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Người phạm tội có thể đầu thú tại cơ quan nào theo quy định?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ Tách thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào khoản 1 điều 152 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :
Điều 152. Người phạm tội tự thú, đầu thú
Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.
Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Tại Điều 40 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tử hình như sau:
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Theo đó, đối với người phạm tội trên 90 tuổi thì sẽ không áp dụng hình phạt tử hình theo quy định của pháp luật.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận. Nếu cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận. Có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Theo đó, việc bạn tự thú có thể qua điện thoại, dịch vụ bưu chính, phương tiện thông tin hoặc trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền.